Tổng kết công tác đảng năm 2023, trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Đảng viên

Sáng ngày 14/12/2023, Đảng ủy Công ty CP Chế tạo máy – VINACOMIN tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Đảng viên.

Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Bùi Văn Ngợi – Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng uỷ Than Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Than Quảng Ninh; các đồng chí Lãnh đạo Công ty, UV BCH Đảng bộ Công ty, Bí thư chi bộ, Trưởng phòng, Quản đốc, 39 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Phạm Minh Tuấn – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, Đảng uỷ Công ty đã trao thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023; Trao tặng danh hiệu “Người thợ mỏ – Người chiến sỹ” Quý IV năm 2023; trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Phạm Minh Tuấn – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công ty và đồng chí Dương Thị Thanh Thuỷ – Đảng viên chi bộ Phòng Kế toán – Tài chính./.

Một số hình ảnh:

Bùi Ngà

Công ty Cổ phần Chế tạo máy – VINACOMIN: Gặp mặt chia tay công nhân nghỉ hưu theo chế độ

Sáng ngày 12/12/2023, Công ty Cổ phần Chế tạo máy – VINACOMIN  tổ chức gặp mặt thân mật các công nhân nghỉ hưu trí theo chế độ Nhà nước. Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Phạm Minh Tuấn – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công ty; đại diện các tổ chức đoàn thể trong Công ty; Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính; cán bộ quản lý các đơn vị có cá nhân nghỉ hưu trí và 8 cá nhân nghỉ hưu trí trong năm 2023.

Trong không khí thân tình, ấm áp và đầy xúc động, đồng chí Trần Quang Hưng – Trưởng phòng Tổ chức  – Hành chính đã điểm lại quá trình công tác của 8 đồng chí về nghỉ hưu trí trong năm 2023.

Thay mặt lãnh đạo Công ty, bằng những tình cảm trân trọng, đồng chí Phạm Minh Tuấn – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công ty gửi lời cảm ơn sâu sắc với những đóng góp, cống hiến và tâm huyết của các đồng chí và chúc các đồng chí về nghỉ chế đội hưu trí cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, tiếp tục phát huy phẩm chất quý báu của mình để xây dựng gia đình, xã hội ngày càng vững mạnh, đồng thời luôn dõi theo sự phát triển của Công ty, quan tâm, góp ý để Công ty hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Phát biểu trong xúc động, các đồng chí Trần Thị Thuý – nguyên là công nhân Phân xưởng Máy Mỏ 2 và đồng chí Nguyễn Viết Điền – nguyên là công nhân Phân xưởng Máy mỏ 1 – Vận tải đã gửi lời cảm ơn đến tập thể lãnh đạo Công ty, các tổ chức đoàn thể, các phân xưởng, phòng ban của Công ty đã tạo điều kiện để bản thân các đồng chí hoàn thành nhiệm vụ. Các đồng chí cũng bày tỏ sự tin tưởng vào tập thể lãnh đạo và CB, CN, NLĐ Công ty tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, giữ vững và phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng Công ty ngày càng phát triển.

Một số hình ảnh:

Bùi Ngà

Đảng uỷ Công ty Cổ phần Chế tạo máy – VINACOMIN tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Sáng ngày 11/12, Đảng uỷ Công ty Cổ phần Chế tạo máy – VINACOMIN tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Uỷ viên ban Thường vụ; Ban chấp hành; Bí thư các Chi bộ trực thuộc. Đồng chí Phạm Minh Tuấn – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công ty chủ trì hội nghị.

Bùi Ngà

Công ty VMC: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phát triển nguồn nhân lực năm 2023

Sáng ngày 20/11, Công ty Cổ phần Chế tạo máy – VINACOMIN (VMC) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phát triển nguồn nhân lực năm 2023 nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023).

Tại Hội nghị Công ty đã trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác phát triển nguồn nhân lực cũng như trong công tác tổ chức Hội thi thợ giỏi cấp Tập đoàn lần thứ 12 năm 2023; trao thưởng cho các cá nhân đạt danh hiệu Thợ giỏi xuất xắc, Thợ giỏi cấp Tập đoàn năm 2023.

Chế tạo máy vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính Phủ tại Hội nghị Tuyên dương các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua của TKV năm 2022-2023 và vinh danh Thợ giỏi xuất sắc cấp TKV kỳ thứ 12 năm 2023.

Sáng ngày 11/11/2023 Tại Cung văn hoá Lao động Việt Nhật – thành phố Hạ Long, Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức Hội nghị Tuyên dương các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua của TKV năm 2022-2023 và vinh danh Thợ giỏi xuất sắc cấp TKV kỳ thứ 12 năm 2023.

Tại Hội nghị, Công ty Cổ phần Chế tạo máy – VINACOMIN vinh dự được tặng Cờ thi đua của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tạo Doanh nghiệp năm 2022; đồng chí Đỗ Đức Hải – Công nhân Phân xưởng Máy mỏ 2 đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba; 04 đồng chí đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, đó là các đồng chí:

  1. Nguyễn Thế Tích – Công nhân Phân xưởng Cơ khí 1.
  2. Nguyễn Thị Thuý – Công nhân Phân xưởng Cơ khí 2.
  3. Nguyễn Ngọc Niên – Công nhân Phân xưởng Kết cấu xây lắp.
  4. Nguyễn Văn Vinh – Phó quản đốc Phân xưởng Cán.

Tại Hội thi thợ giỏi TKV kỳ thứ 12 năm 2023, Công ty Cổ phần Chế tạo máy – VINACOMIN vinh dự được TKV tặng Cờ giải Nhất khối Sàng tuyển, Cơ khí; 16/17 thí sinh tham gia đạt giải, trong đó có 11 thí sinh đạt thành tích Thợ giỏi xuất sắc, 05 thí sinh đạt thành tích Thợ giỏi.

Xin chúc mừng thành tích của tập thể, cá nhân Công ty Cổ phần Chế tạo máy – VINACOMIN đã đạt được./.

Một số hình ảnh:

Công ty VMC: Tổ chức thành công Giải Cầu lông truyền thống năm 2023

Từ ngày 31/10 – 02/11/2023, tại Nhà rèn luyện thể chất Công ty đã diễn ra Giải cầu lông truyền thống năm 2023 Công ty CP Chế tạo máy – VINACOMIN (VMC) chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh, 87 năm Ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ – Truyền thống ngành Than 12/11 (1936-2023).

Đây là hoạt động thể thao được Công ty tổ chức thường xuyên hằng năm vào dịp ngày Truyền thống 12/11 nhằm không ngừng nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của CB, CN, NLĐ Công ty, tạo không khí sôi nổi, phấn khởi, thi đua hoàn thành kế hoạch SXKD năm 2023.

Tham gia Giải cầu lông truyền thống năm 2023 có 84 VĐV thuộc 16 phòng ban, phân xưởng, đơn vị trong toàn Công ty tranh tài ở 3 nội dung thi đấu là đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ theo quy định của giải.

Các trận đấu của giải đã diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, với chất lượng chuyên môn cao, thu hút hàng trăm lượt CB, CN, NLĐ Công ty tới xem và cổ vũ, động viên.

Sau 3 ngày thi đấu với 84 lượt trận, giải đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng trong CB, CN, NLĐ Công ty, khẳng định phong trào văn hoá, thể thao nói chung, môn thể thao cầu lông nói riêng của Công ty ngày càng phát triển. Ngày 02/11/2023, Ban tổ chức đã bế mạc và trao giải cho các đơn vị, các VĐV đạt thành tích cao trong thi đấu.

Kết quả: Giải Nhất toàn đoàn thuộc về đội Phân xưởng Cơ điện – Năng lượng, giải Nhì thuộc về đội Phòng Tổ chức – Hành chính, giải Ba thuộc về đội Phân xưởng Cơ khí 2, giải Khuyến khích thuộc về các đội: Phân xưởng Kết cấu Xây lắp, Phân xưởng Cán, Khối Dân đảng và Phòng Kế hoạch – Vật tư.

Tin bài: Bùi Ngà

Công đoàn Công ty Cổ phần Chế tạo máy: Ra quân “Ngày thứ Bảy xanh” tại Khu tập thể công nhân

Chiều ngày 28/10, Công đoàn Công ty Cổ phần Chế tạo máy tổ chức ra quân Ngày thứ Bảy xanh” dọn vệ sinh môi trường hưởng ứng Chương trình xây dựng Khu nhà ở Công nhân “Sạch đẹp – Văn minh”.

Tại lễ phát động, Chủ tịch Công đoàn Công ty Lê Viết Sự đã phổ biến các mục tiêu, biện pháp thực hiện tới cán bộ, công nhân, người lao động đang sinh hoạt tại Khu Tập thể Công ty. Cụ thể, tổ chức xây dựng khu nhà ở công nhân Công ty phải luôn “Sạch đẹp – Văn Minh ” đảm bảo cảnh quan, môi trường; đảm bảo về diện tích sử dụng, không gian thoáng mát, cơ sở vật chất đầy đủ; có cây xanh, có khu vui chơi rèn luyện thể chất và hướng tới dịch vụ phục vụ tiện ích đầy đủ; Hướng ứng phong trào xây dựng phòng ở kiểu mẫu đáp ứng tiêu chí về số lượng người ở hợp lý, bố trí sắp xếp vật dụng sinh hoạt khoa học, đầy đủ các thiết bị cần thiết như máy điều hoà, quạt mát, bàn ghế, thiết bị Wifi, giường tủ bàn nghế đồng bộ, khu vực tiếp khách, nhà vệ sinh luôn đảm bảo ngăn nắp và sạch sẽ, quan hệ lao động hài hòa, giao tiếp văn minh, lịch sự trong phòng ở.

Qua chương trình, mỗi CB, CN, NLĐ cần nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành nội quy, quy định tại khu tập thể, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Mỗỉ người – mỗi ngày một việc, góp phần làm xanh, làm sạch khu tập thể” gắn với phong trào thi đua thực hiện tiêu chí “Sáng – Xanh – Sạch”; Tích cực tham gia tổng vệ sinh với chủ đề “Ngày thứ bảy xanh” định kỳ vào ngày thứ bảy của tuần cuối tháng do Công đoàn Công ty chủ trì phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong Công ty tổ chức. Các phòng ban chuyên môn và đơn vị chủ quản thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm nội quy, quy định của khu tập thể. Công đoàn Công ty phối hợp cùng chuyên môn, định kỳ tổ chức đánh giá, tổng kết khen thưởng, biểu dương các tập thể phòng ở kiểu mẫu; các cá nhân xuất sắc trong giữ gìn, vệ sinh môi trường tại khu tập thể. Phát huy nhân rộng các phòng ở kiểu mẫu, tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng sinh hoạt trong khu tập thể của Công ty.

Chương trình nhằm mục đích nêu cao ý thức tự giác, trách nhiệm trong việc thực hiện, xây dựng khu nhà ở công nhân “Sạch đẹp – Văn Minh” môi trường “Xanh – Sạch – Đẹp” đảm bảo an toàn, thân thiện. Đồng thời tăng cường hơn nữa công tác tổ chức, quản lý xây dựng khu tập thể “Sạch đẹp – Văn Minh” nhằm thu hút và tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động đang làm việc trong Công ty có chỗ ở ổn định lâu dài và gắn bó; Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và điều kiện sinh hoạt cho người lao động đang ở khu tập thể, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày tốt nhất.

Ngay sau Lễ phát động, với tinh thần hào hứng, sôi nổi, các đồng chí trong Ban thường vụ Công đoàn Công ty, đại diện lãnh đạo một số phòng ban cùng toàn thể CB, CN, NLĐ đang sinh hoạt tại Khu tập thể đã đồng loạt ra quân tổng vệ sinh, quét dọn và thu gom rác thải tập kết đúng nơi quy định, phát quang cây cỏ; sắp xếp lại phòng ở ngăn nắp, gọn gàng, sạch, thông thoáng, đảm bảo an toàn điện và phòng chống cháy nổ.

Một số hình ảnh:

Bùi Ngà

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 60 NĂM THÀNH LẬP TỈNH QUẢNG NINH (30/10/1963 – 30/10/2023)

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 60 NĂM THÀNH LẬP TỈNH QUẢNG NINH
(30/10/1963 – 30/10/2023)
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TỈNH QUẢNG NINH
1. Thời tiền sử
Tiền sử Quảng Ninh được biết sớm nhất là ở các địa điểm thuộc Văn hóa Soi Nhụ. Văn hóa Soi Nhụ là nền văn hóa của người tiền sử. Khoảng 18.000 năm về trước, thời kỷ băng hà lần cuối cùng phát triển, mực nước biển Đông hạ thấp tới độ sâu 110 -120 mét dưới mực nước biển hiện tại. Lúc đó vịnh Bắc Bộ, trong đó có vịnh Hạ Long là một đồng bằng tam giác châu rộng lớn. Trên vùng đất khoảng vài nghìn km2 của Quảng Ninh và khu vực Vịnh Hạ Long bây giờ là một đồng bằng cổ. Ở đây đã tồn tại một cộng đồng cư dân tiền sử lớn. Họ sống trong các hang động đá vôi, trên một địa bàn độc lập so với các cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn cùng thời đã sáng tạo ra một nền văn hóa song song tồn tại với các văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, đó là nền Văn hóa Soi Nhụ, làm cơ sở để sau đó hình thành các loại hình văn hóa tiến bộ mới tại Cái Bèo, tiếp theo nền Văn hóa Hạ Long nổi tiếng.
2. Thời sơ sử
 Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng ngay từ thời Hùng Vương, Việt Nam đã được chia thành 15 bộ, trong đó có các bộ Ninh Hải, Lục Hải. Địa bàn của bộ Ninh Hải, Lục Hải thời đó không hoàn toàn trùng với địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay, ngoài Quảng Ninh thì tối thiểu hai bộ đó còn bao gồm một phần Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng và một phần Lưỡng Quảng ngày nay, nhưng khu vực trung tâm của Ninh Hải, Lục Hải chính là khu vực tỉnh Quảng Ninh bây giờ.
– Thời Hùng Vương từ năm 2879 trước công nguyên (TCN) – 258 TCN (2.622 năm), vùng Quảng Ninh thuộc bộ Ninh Hải, nước Văn Lang.
– Thời nhà Thục từ năm 257 TCN – 208 TCN (50 năm): thuộc bộ Ninh Hải, nước Âu Lạc.
– Thời thuộc Triệu từ năm 207 TCN – 111 TCN (97 năm): thuộc bộ Ninh Hải, nước Nam Việt. Vùng Đông Triều thuộc bộ Dương Tuyền (Thanh Tuyền)
– Thời Bắc thuộc lần thứ nhất năm 111TCN – 40 (trong đó, thuộc Tây Hán từ  năm 111TCN – 25; thuộc Đông Hán từ năm 25 – 40) (246) năm: thuộc quận Giao Chỉ (gồm huyện An Định và huyện Khúc Dương).
– Thời Trưng Vương từ năm 40 – 43 (4 năm): gồm hai huyện như cũ (huyện An Định và huyện Khúc Dương).
– Thời Bắc thuộc lần thứ hai từ năm 43 – 544 (501 năm): (thuộc Đông Hán năm 43 – 244; thuộc Ngô năm 244 – 248; (Đến đây có cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, đất nước độc lập tự chủ từ năm 248 đến năm 264); thuộc Ngô, Ngụy năm 264 – 265; thuộc Ngô, Tấn năm 265 – 279; thuộc Tấn năm 280 – 420; thuộc Lưu Tống năm 420 – 479; thuộc Tề năm 479 – 507; thuộc Lương năm 505 – 543): thời thuộc Ngô, Tấn: vùng Quảng Ninh thuộc quận Giao Chỉ gồm huyện An Định và một phần huyện Khúc Dương (sau đổi thành huyện Hải Bình). Từ thời thuộc Lương, vùng Quảng Ninh thuộc châu Hoàng, quận Ninh Hải.
– Thời Tiền Lý (Lý Nam Đế) và nhà Triệu (Triệu Quang Phục) từ năm 544 – 603 (58 năm): Vùng Quảng Ninh thuộc quận Hải Ninh của nước Vạn Xuân.
– Thời Bắc thuộc lần thứ ba từ năm 603 – 939 (336 năm): (thuộc Tùy năm 603 – 617; thuộc Đường năm 618 – 906, trong thời thuộc Đường có thời kỳ nắm quyền của Mai Hắc Đế  (Mai Thúc Loan) năm 772, Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng) năm 791, Khúc Thừa Dụ năm 906; thuộc Hậu Lương năm 907 – 922, thuộc Hậu Đường năm 923 – 936, thuộc Hậu Tấn năm 937 – 938). Vùng Quảng Ninh chủ yếu thuộc châu Lục (có thời kỳ thuộc quận Ngọc Sơn) gồm huyện Hoa Thanh, huyện Ninh Hải; phần đất Đông Triều thuộc Châu Giao (huyện Nam Định). (Có sách ghi thời thuộc Tùy, vùng Quảng Ninh thuộc trấn Hải Môn, thời thuộc Đường năm 722 đổi thành trấn Triều Dương).
3. Thời phong kiến (năm 939 – 1945)
– Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê từ năm 939 – 1009 (70 năm): (nhà Ngô năm 939 – 967, 28 năm; Thập nhị sứ quân năm 966 – 968, 2 năm; nhà Đinh năm 968 – 980, 12 năm; nhà Tiền Lê năm 980 – 1009, 29 năm). Đời Đinh Tiên Hoàng, măm Giáp Tuất, năm 974, Thái Bình năm thứ nhất, chia nước thành 10 đạo. Đời Lê Đại Hành, năm Nhâm Dần, năm 1002, đổi đạo làm lộ, phủ, châu, vùng Quảng Ninh thuộc trấn Triều Dương (cũng gọi là lộ), vùng Đông Triều thuộc lộ Nam Sách Giang.
– Thời Lý từ năm 1010 – 1225 (215 năm), quốc hiệu Đại Việt:
Đời Lý Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ 14, năm 1023, đổi trấn Triều Dương thành châu Vĩnh An.
Đời Lý Anh Tông, nam Kỷ Tỵ, năm 1149, Đại Định năm thứ 10, lập trang Vân Đồn làm nơi buôn bán với nước ngoài.
– Thời Trần từ năm 1225 – 1400 (175 năm), quốc hiệu Đại Việt:
Đời Trần Thái Tông, năm Nhâm Dần, năm 1242, Thiên Ứng Chính Bình thứ 11, đổi châu Vĩnh An thành lộ Hải Đông, có 8 huyện: Yên Bang, Chi Phong, (thế kỷ X là huyện Tư Phong), Yên Lập, Yên Hưng, Tân An, Đại Độc, Vạn Ninh, Vân Đồn. Ngoài 8 huyện thuộc lộ Hải Đông còn có huyện Đông Triều thuộc châu Đông Triều, phủ Tân Hưng.
Đời Trần Nhân Tông, năm Ất Dậu, năm 1285, Thiên Bảo năm thứ 7, đổi lộ Hải Đông thành lộ An Bang.
Đời Trần Anh Tông, năm Đinh Sửu, năm 1397, Quang Thái năm thứ 10, đổi lộ An Bang làm lộ phủ Tân An.
– Thời Hồ từ năm 1400 – 1407: Đời vua Hồ Hán Thương, năm Đinh Hợi, năm 1407, Khai Đại năm thứ tư, đổi huyện Yên Hưng thành huyện An Hòa, đổi huyện An Bang thành huyện An Đông, đổi lộ phủ Tân An thành châu Tĩnh An. châu Tĩnh An có 8 huyện: An Đông, Văn Phong, Tân An, An Hòa, An Lập, Đại Độc, Vạn Ninh, Vân Đồn.
– Thời thuộc Minh từ năm 1407 – 1427 (14 năm): (trong thời thuộc Minh có Trần Giản Định, Trần Qúy Khoáng lập nhà Hậu Trần, năm 1407 – 1413, trong 7 năm):
Đời vua Trần Quý Khoáng, năm Tân Mão, năm 1411, Trùng Quang năm thứ ba: huyện Đại Độc và huyện Tân An; nhập huyện An Lập vào huyện An Hòa. Châu Tĩnh An còn 6 huyện. Huyện Đông Triều vẫn nằm trong châu Đông Triều.
Đời vua Minh Thành Tổ năm Kỷ Hợi, Vĩnh Lạc năm thứ 27: đặt huyện Thủy Đường của châu Đông Triều thuộc Bản Châu, huyện Chi Phong (Văn Phong) nhập vào huyện An Hòa.
– Thời Lê sơ từ năm 1428 – 1527 (99 năm), quốc hiệu Đại Việt:
Đời Lê Thái Tổ, năm Mậu Thân, năm 1428, Thuận Thiên năm thứ nhất: Chia nước thành 5 đạo, dưới đạo có lộ, trấn, phủ, huyện. Vùng Quảng Ninh thuộc Đông đạo gồm trấn An Bang (có 1 phủ, 3 huyện, 4 châu) và huyện Đông Triều thuộc hủ Kinh Môn, trấn Hải Dương.
Đời Lê Thánh Tông, năm Bính Tuất, năm 1466, Quang Thuận năm thứ 7: chia nước thành 12 đạo thừa tuyên và 1 phủ Trung Đô, dưới đạo thừa tuyên có phủ và châu, dưới phủ có huyện. Vùng Quảng Ninh là đạo thừa tuyên An Bang (năm 1469 và năm 1490 đều có định lại bản đồ, tách nhập một số đơn vị). Đại thể, thời Lê, vùng An Bang có 1 phủ (Hải Đông), 3 huyện (An Hưng, Hoành Bồ, Chi Phong) và 4 châu (Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn, Tân An). Có sách chép: Trước thời Lê, huyện Hoành Bồ có tên là huyện Hoành Phố. Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi ghi An Bang còn có phủ Dương Tuyền gồm 3 huyện (Yên Phố, Hoành Cừ, Yên Nhiên) và hai châu (Như Tích, Thiếp Lãng) với 201 xã.
– Thời Mạc từ năm 1527 – 1595 (68 năm): (nhà Mạc thực sự nắm quyền có 68 năm. Từ năm 1533 khi có nhà Lê Trung Hưng thì nhà Mạc thành ngụy triều, đến năm 1677 mới mất hẳn)
Năm 1527 – 1529, Mạc Đăng Dung cắt nộp cho nhà Minh 5 động (Tê Phù, Kim Lặc, La Phù, Cổ Sâm, Liễu Cát) gồm 20 dặm vuông (Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép Đăng Dung nộp 2 châu Như Tích và Thiếp Lãng. Có sách ghi Đăng Dung nộp 6 động thuộc châu Vĩnh An. Phan Huy chú lại ghi có 4 động).
– Thời Hậu Lê từ năm 1533 – 1788 (255 năm): (còn gọi là thời Lê Trung Hưng hoặc thời Lê -Trịnh):
Đời Lê Anh Tông, năm Đinh Tỵ, năm 1557, Thiên Hựu năm thứ nhất, vì tránh tên vua tên thật là Lê Duy Bang nên trấn An Bang đổi thành trấn An Quảng. An Quảng có 1 phủ ( Hải Đông), 3 huyện (Chi Phong, An Hưng, Hoành Bồ), 3 châu (Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn).
Đời vua Lê Dụ Tông, năm Kỷ Sửu, năm 1709, Vĩnh Thịnh năm thứ 5, chúa Trịnh Cương được phong tước An Đô Vương nên các địa danh đều phải tránh chữ An và đọc là Yên, trấn An Quảng đọc thành Yên Quảng (tương tự như vậy, An Tử đọc thành Yên Tử, Tân An đọc thành Tân Yên, An Hưng đọc thành Yên Hưng).
Đời Lê Phế Đế (Lê Duy Phường), năm Tân Hợi, năm 1731, Vĩnh Khánh năm thứ ba, chuyển các huyện Thủy Đường, Kim Thành, An Dương từ trấn Hải Dương về trấn Yên Quảng. Yên Quảng có 1 phủ (Hải Đông), 6 huyện (Chi Phong, Yên Hưng, Hoành Bồ, Thủy Đường, Kim Thành, An Dương) và 3 châu (Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn).
–  Thời Tây Sơn từ năm 1788 – 1802 (14 năm): Đời Quang Trung (1788 – 1792), Nguyễn Huệ chuyển cả phủ Kinh Môn của trấn Hải Dương vào trấn Yên Quảng (thời Lê, phủ Kinh Môn có 7 huyện: Giáp Sơn, Đông Triều, An Lão, Nghi Dương, Kim Thành, Thủy Đường, An Dương).
– Thời Nguyễn từ năm 1802 – 1945 (143 năm): quốc hiệu Việt Nam (từ Minh Mạng là Đại Nam). (Năm 1858, quân đội thực dân Pháp nổ súng xâm lược. Năm 1883, quân Pháp chiếm vịnh Hạ Long, Bãi Cháy, Hòn Gai và tỉnh lị Quảng Yên. Năm 1884, thiết lập chế độ thuộc địa Pháp ở cả nước):
+ Đời vua Gia Long, năm Nhâm Tuất, năm 1802, Gia Long năm thứ nhất và năm Kỷ Mão, năm 1819, Gia Long năm thứ 18, đều định lại bản đồ, trả phủ Kinh Môn về trấn Hải Dương. Trấn Yên Quảng còn một phủ (Hải Đông) trong đó có 3 huyện (Yên Hưng, Hải Đông, Hoành Bồ) và 3 châu (Tiên Yên, Vạn Ninh, Vân Đồn) với 16 tổng, 123 phường, phố, vạn, xóm.
+ Đời vua Minh Mạng, năm Nhâm Ngọ, năm 1822, Minh Mạng năm thứ 3, đổi trấn Yên Quảng thành trấn Quảng Yên. Năm Tân Mão, năm 1831, Minh Mạng năm thứ 12, đổi trấn Quảng Yên thành tỉnh Quảng Yên. (Cả nước có 30 tỉnh và 1 phủ là Thừa Thiên. Tỉnh Quảng Yên thuộc loại nhỏ nên chung một quan tổng đốc với tỉnh Hải Dương, gọi là tổng đốc Hải – Yên).
Năm Bính Thân, năm 1836, Minh Mạng năm thứ 17, đặt thêm phủ Sơn Định, bớt châu Vân Đồn. Châu Vân Đồn chuyển thành tổng Vân Hải trong huyện Hoa Phong (là huyện Chi Phong thời Lê). Tỉnh Quảng Yên có 2 phủ (Hải Ninh, Sơn Định). Phủ Hải Ninh có 2 châu: Tiên Yên, Vạn Ninh. Phủ Sơn Định có 3 huyện: Hoành Bồ, Yên Hưng, Hoa Phong.
+ Đời vua Thiệu Trị, năm Tân Sửu, năm 1841, Thiệu Trị năm thứ nhất, đổi huyện Hoa Phong thành huyện Nghiêu Phong.
+ Đời vua Đồng Khánh, năm Mậu Tý, năm 1888, Đồng Khánh năm thứ 3, chuyển các xã Định Lập, Bích Xá, Kiên Mộc từ châu Tiên Yên phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên về tỉnh Lạng Sơn.
+ Đời vua Thành Thái:
Năm Canh Dần, năm 1890, Thành Thái năm thứ 2: Lập xã Dương Huy gồm ấp Hà Đông, làng Dương Huy, động Dương Huy.
Ngày 10/11/1890, Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định lập phủ Nghiêu Phong. Phủ Nghiêu Phong có 2 huyện: Cát Hải, Vân Hải.
Ngày 20/8/1891 (Tân Mão, Thành Thái năm thứ 3), Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định tách phủ Hải Ninh khỏi tỉnh Quảng Yên, lập khu quân sự Móng Cái (Khu quân sự Mong Cái cùng với Khu quân sự Phả Lại và Khu quân sự Thái Nguyên nằm trong Đạo quan binh thứ nhất.
Ngày 24/8/1891 (Tân Mão, Thành Thái năm thứ 3), Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định tách huyện lục Ngạn và huyện Yên Bác từ tỉnh Lục Nam (tỉnh Lục Nam mới thành lập ngày 5/11/1889, trong đó có huyện Yên Bác tách từ tỉnh Lạng Sơn sang), hợp với một phần huyện Hoành Bồ của tỉnh Quảng Yên và huyện Đông Triều, huyện Chí Linh lập thành Khu quân sự Phả Lại thuộc Đạo quan binh thứ nhất.
Ngày 10/10/1895 (Ất Mùi, Thành Thái năm thứ 7), Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định xóa bỏ Khu quân sự Phả Lại, sáp nhập huyện Yên Bác vào tỉnh Quảng Yên, trả huyện Đông Triều về tỉnh Hải Dương, thành lập hai làng người Việt Nam ở đảo Cái Bầu.
Năm 1896 (Bính Thân, Thành Thái năm thứ 8): Sáp nhập 7 làng của tổng Bí Giàng thuộc huyện Đông Triều, tỉnh hải Dương vào huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên.
Ngày 5/5/1900 (Canh Tý, Thành Thái năm thứ 12), Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định chia Đạo quan binh thứ nhất thành ba khu quân sự: Lạng sơn, Móng Cái, Vạn Linh.
Năm 1901 (Tân Sửu, Thành Thái năm thứ 13): Lập tổng Minh Cầm thuộc huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên.
Năm 1902 (Nhâm Dần, Thành Thái năm thứ 14): Lập 3 phường thuộc huyện Yên Hưng: Uông Giang, Bắc Giang, Nhị Giang.
Ngày 8/4/1903 (Quý Mão, Thành Thái năm thứ 15): Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định xóa bỏ khu quân sự Vạn Linh. Đạo quan binh thứ nhất chia làm ba khu quân sự: Lạng Sơn, Móng Cái, Thất Khê.
Ngày 20/7/1904 (Giáp Thìn, Thành Thái năm thứ 16), Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định chuyển khu quân sự thất Khê sang Đạo quan binh thứ hai. Đạo quan binh thứ nhất còn hai khu quân sự: Móng Cái, Lạng Sơn.
Ngày 20/6/1905 (Ất Tỵ, Thành Thái năm thứ 17), Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định xóa bỏ Đạo quan binh thứ nhất, trả Móng Cái về tỉnh Quảng Yên. Móng Cái thành một phủ có ba châu: Móng Cái, Hà Cối, Tiên Yên.
Ngày 10/12/1906 (Bính Ngọ, Thành Thái năm thứ 18), Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định tách phủ Móng Cái gồm ba châu Móng Cái, Hà Cối, Tiên Yên của tỉnh Quảng Yên, thành lập tỉnh mới lấy tên là tỉnh Hải Ninh.
+ Đời vua Duy Tân:
Ngày 13/02/1909 (Kỷ Dậu, Duy Tân năm thứ 3), Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định tách một số xã của tỉnh Quảng Yên sang tỉnh Bắc Giang để lập huyện Sơn Động (ngày 25-9-1919, huyện Sơn Động đổi là châu Sơn Động).
Ngày 14/12/1912 (Nhâm Tý, Duy Tân năm thứ 6), Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định xóa bỏ tỉnh Hải Ninh, lập Đạo quan binh thứ nhất.
Ngày 13/4/1915 (Ất Mão, Duy Tân năm thứ 9), Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định tách huyện Yên Bác khỏi tỉnh Quảng Yên sáp nhập vào tỉnh Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang thành lập 10/10/1895, trước đó là tỉnh Lục Nam thành lập 5/11/1889).
+ Đời vua Khải Định: Ngày 16/12/1919 (Kỷ Mùi, Khải Định năm thứ tư), Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định cắt hai tổng Bình Liêu, Vô Ngại của châu Tiên Yên lập thành châu Bình Liêu thuộc phủ Hải Ninh trong Đạo quan binh thứ nhất. Đến đây Đạo quan binh thứ nhất gồm một phủ Hải Ninh trong đó có bốn châu: Móng Cái, Hà Cối, Tiên Yên, Bình Liêu.
+ Đời vua Bảo Đại:  khoảng năm 1940 (chưa tìm được văn bản gốc), Phủ Toàn quyền Pháp ra nghị định lập châu Cẩm Phả (gồm thị xã Cẩm Phả, đảo Cái Bầu – hồi đó là xã Đại Độc và một phần huyện Ba Chẽ, một phần huyện Hoành Bồ, trong đó có vùng Hà Tu hiện nay).
4. Thời kỳ sau năm 1945 (nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời)
– Năm 1946 (Bính Tuất):
Ngày 19 – 7 – 1946, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 269 NV-NĐ “…Tạm lập tại tỉnh Quảng Yên Khu đặc biệt Hòn Gai chịu sự điều khiển, kiểm soát trực tiếp của Ủy ban Hành chính Bắc Bộ. Khu đặc biệt Hòn Gai gồm châu Cẩm Phả và 6 thị xã: Cẩm Phả Bến, Cẩm phả Mỏ, Hà Tu, Hà Lầm, Hòn Gai, Bãi Cháy” (châu Cẩm Phả gồm cả đảo Cái Bầu, phố Ba Chẽ).
Ngày 21/9/1946, Ủy ban Kháng chiến tỉnh Hải Ninh công bố thành lập châu Hải Chi. Ngày 4/10/1946, Ủy ban Kháng chiến châu Hải Chi ra mắt trong cuộc mít tinh ở làng Dạ, nay thuộc xã Thanh Lâm (chưa tìm được văn bản gốc).
Tháng 11/1946, cả nước chia thành 12 khu hành chính và quân sự (sau thường gọi là chiến khu). Tỉnh hải Ninh thuộc Khu XII (Trong Khu XII còn có các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh). (Tỉnh Quảng Yên thuộc chiến khu III).
– Năm 1947 (Đinh Hợi):
Tháng 3/1947, Bộ nội vụ ra nghị quyết sáp nhập Khu đặc biệt Hòn Gai và tình Quảng Yên thành liên tỉnh Quảng Hồng.
Ngày 9/7/1947, Liên bộ Nội vụ – Quốc phòng ra Quyết nghị số 99 NV/NĐ “Để các phủ, huyện Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh, Đông Triều (Tỉnh Hải Dương). Thủy Nguyên (tỉnh Kiến An) và Khu đặc biệt Hòn Gai thuộc quyền điều khiển của Ủy ban hành chính và Ủy ban Kháng chiến tỉnh Quảng Yên”.
Tháng 7/1947, Khu ủy XII ra nghị quyết chuyển huyện Lộc Bình từ tỉnh Lạng Sơn về tỉnh hải Ninh.
Tháng 9/1947, Ủy ban Kháng chiến Hành chính (UBKC-HC) Liên khu I ra nghị định tách các xã phía tây huyện Sơn Động cùng các xã phía đông bắc phủ Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang thành lập châu Lục – Sơn – Hải thuộc liên tỉnh Quảng Hồng.
Ngày 25/11/1947, Chính phủ ra Sắc lệnh số 265-SL sáp nhập tỉnh Quảng Yên vào Chiến khu XII.
– Năm 1948 (Mậu Tý):
Ngày 25/01/1948, hợp nhất các chiến khu thành các liên khu (Bắc Bộ có các liên khu I, III, X). Tỉnh Quảng Hồng và tỉnh Hải Ninh thuộc Liên khu I.
Ngày 25/8/1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 237-SL “chuyển huyện Thủy Nguyên (thuộc tỉnh Kiến An) và huyện Nam Sách (thuộc tỉnh Hải Dương) trước sáp nhập vào Liên khu I nay lại để thuộc Liên khu III và các tỉnh cũ”.
Ngày 16/12/1948, UBKC-HC Liên khu I ra Quyết định số 420PC/1 “tách khu Hòn Gai ra khỏi địa giới tỉnh Quảng Hồng và đặt thành một đơn vị kháng chiến hành chính đặc biệt, gọi là Khu đặc biệt Hòn Gai. Tỉnh Quảng Hồng nay lấy lại tên cũ là tỉnh Quảng Yên. Khu đặc biệt Hòn Gai đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của UBKC-HC Liên khu I”.
Đến đây, tỉnh Quảng Yên có các huyện: Yên Hưng, Cát hải, Hoành Bồ, Đông Triều, Chí Linh, Kinh Môn và Lục – Sơn – Hải.
Khu đặc biệt Gòn Gai (gọi tắt là Đặc khu Hòn Gai) gồm: thị xã Hòn Gai, Thị xã Cẩm Phả và huyện Cẩm Phả.
– Năm 1949 (Kỷ Sửu):
Ngày 21/01/1949, UBKC-HC Liên khu I ra Quyết định số 46CP/1 công nhận huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên gồm các xã: Đoàn Kết, gồm 3 xã cũ (Yên Thổ, Vũ Oai, Lưỡng Kỳ); Cộng Hòa, gồm 3 xã cũ (Xính Thổ, Giang Võng, Đá Trắng); Lê Lợi gồm, 3 xã cũ (Yên Mỹ, Từa Xá, Trí Xuyên); Việt Hưng, gồm 6 xã cũ (Vạn Yên, Đồng Đăng, Nghĩa Lộ, Tiêu Dao, Đại Đán, An Tiêm); Tân Dân, gồm 2 thôn cũ (Ngọc Kệ, Tào Khê); Dân Chủ, gồm 1 xã cũ Tân Ốc; Sơn Dương; Quảng La; Bằng Cả; Dương Huy Động.
Ngày 12/3/1949, Chính phủ ra Sắc lệnh số 13-SL chuyển huyện Kinh Môn từ tỉnh Quảng Yên Liên khu I về tỉnh Hải Dương, Liên khu III.
Ngày 21/4/1949, UBKH-HC Liên khu I ra Quyết định số 217 PC/4 hợp nhất hai xã Ngọc Lâm và Hoàng Quế thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Yên thành một xã lấy tên là xã Phạm Hồng Thái.
Ngày 7/6/1949, Chính phủ ra Sắc lệnh số 48-SL “tạm thời tách huyện Lộc Bình khỏi tỉnh Hải Ninh, sáp nhập vào tỉnh Lạng Sơn”.
Ngày 19/7/1949, Liên bộ Nội vụ – Quốc phòng ra Nghị định số 142-NV-3 “Đặc khu Hòn Gai thành một đơn vị kháng chiến hành chính riêng thuộc Liên khu I”.
Ngày 16/8/1949, UBKC-HC Liên khu I ra Quyết định số 572PC/2 ấn định địa giới Đặc khu Hòn Gai gồm: 03 thị xã: Hòn Gai, Cẩm Phả Mỏ, Cẩm Phả Bến; 04 phố: Bãi Cháy, Hà Tu, Hà Lầm, Mông Dương; 01 huyện Cẩm Phả gồm 12 xã: Hồng Thanh, Vân Hải, Minh Châu, Tam Khê, Thi Đua, Thụy Hà, Tràng Xá, Đoàn Kết, Lương Hà, Hạ Long, Đông Hà, Xuyên Yên.
Ngày 5/10/1949, UBKH-HC Liên khu I ra Quyết định số 911PC/2 tách huyện Hoành Bồ ra khỏi tỉnh Quảng Yên để nhập vào Đặc khu Hòn Gai.
Ngày 4/11/1949, Chính phủ ra Sắc lệnh số 127-SL hợp nhất Liên khu I và Liên khu X thành Liên khu Việt Bắc.
Ngày 7/11/1949, Liên bộ Nội vụ – Quôc phòng ra Nghị định số 369-NV (trước đó Liên khu I đã ra quyết định “Sáp nhập huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên vào Đặc khu Hòn Gai”).
– Năm 1950 (Canh Dần)
Ngày 4/3/1950, Chính phủ ra Sắc lệnh số 31-SL “Trả lại tỉnh Kiến An (Liên khu III) huyện Thủy Nguyên hiện sáp nhập vào tỉnh Quảng Yên (Liên khu Việt Bắc)”.
Ngày 25/7/1950, Liên khu Việt Bắc ra Quyết định số 664-P3 “Sáp nhập các xã Hoa kiều thuộc tổng Bát Trang, huyện Móng Cái, các xã Hoa kiều ở huyện Đầm Hà và các xã Hoa kiều thuộc huyện Hà Cối thành một khu Hoa kiều thuộc tỉnh Hải Ninh”.
– Năm 1951 (Tân Mão)
Ngày 12/2/1951, UBKC-HC tỉnh Hải Ninh ra Quyết định số 255/PC-TC trả lại cho huyện Móng Cái các xã Hoa kiều thuộc tổng Bát Trang.
Hợp nhất 2 huyện Hải Chi và Định Lập thành huyện Định Hải (chưa tìm được văn bản quyết định).
– Năm 1952 (Quý Tỵ):
Ngày 13/4/1953, Chính phủ ra Sắc lệnh số 669-SL “Lập xã Tân Mộc huyện Sơn Động”.
– Năm 1954 (Giáp Ngọ):
Ngày 12/01/1954, Chính phủ ra nghị định số 115-NĐ chuyển huyện Thủy Nguyên, tỉnh Kiến An về tỉnh Quảng Yên.
Chia huyện Định Hải thành 2 huyện: Ba Chẽ, Định Lập (chưa tìm thấy văn bản gốc).
– Năm 1955 (Ất Mùi):
Ngày 1/02/1955, thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 448-TTg tái lập thị xã Tiên Yên trực thuộc tỉnh Hải Ninh. Thị xã Tiên Yên gồm khu phố Tiên Yên và thôn Thác Đón.
Ngày 22/2/1955, Chủ tịch nước ra Sắc lệnh số 221-SL “Thành lập khu Hồng Quảng đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ trung ương”. Khu Hồng Quảng gồm Đặc khu Hòn Gai và tỉnh Quảng Yên (trừ các huyện Sơn Động, Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh).
– Năm 1956 (Bính Thân):
Ngày 11/02/1956, Chủ tịch nước ra Sắc lệnh số 257-SL chuyển huyện Thủy Nguyên thuộc khu Hồng Quảng về tỉnh Kiến An.
Ngày 2/3/1956, UBHC khu Hồng Quảng ra Quyết định số 192-TCCB chia xã Song Huy huyện Hoành Bồ thành 4 xã: Đồng Quặng, Lưỡng Kỳ, Hòa Bình, Dương Huy.
Ngày 5/6/1956, UBHC khu Hồng Quảng ra Quyết định số 647-TCCB cắt thôn Đại Đán thuộc xã Việt Hưng, huyện Hoành Bồ để nhập vào xã Minh Thành, huyện Yên Hưng.
– Năm 1957 (Đinh Dậu)
Ngày 16/01/1957, UBHC khu Hồng Quảng ra Quyết định số 84-TCCB sáp nhập 2 thị xã Cửa Ông, Cẩm Phả lấy tên là thị xã Cẩm Phả (bỏ tên Cẩm Cửa theo Quyết định số 24-TCCB ngày 03/1/1957 của UBHC khu Hồng Quảng).
Ngày 6/3/1957, UBHC khu Hồng Quảng ra Quyết định số 336-TCCB chia xã Vân Hải thuộc huyện cẩm Phả thành 4 xã: Xã Quan Lạn gồm thôn Quan Lạn; Xã Bản Sen gồm 3 thôn: Động Linh, Điền Xá, Bản Sen; Xã Ngọc Vừng; Xã Minh Châu gồm 4 xóm (xóm Mương, xóm Trong, xóm Giữa, xóm Ngoài).
Ngày 8/4/1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 143-TTg đặt tỉnh Hải Ninh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ Trung ương (trước đó thuộc Liên khu Việt Bắc, từ 1/7/1956 là Khu tự trị Việt Bắc).
Ngày 6/7/1957, UBHC khu Hồng Quảng ra Quyết định số 965-TCCB sáp nhập thôn Bùi Xá, xã Hoàng Xá vào xã Tiền An cùng huyện Yên Hưng.
Ngày 17/8/1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 374-TTg đổi thị xã Tiên Yên thành thị trấn Tiên Yên (trực thuộc UBHC huyện Tiên Yên).
Ngày 2/10/1957, UBHC khu Hồng Quảng ra Quyết định số 2159-TCCB quy định địa dư các xã thuộc thị xã Cẩm Phả: Xã Quang Hanh gồm các thôn (Cái hanh, Đá Hang, thôn Đình, thôn Áng); xã Tam Hợp gồm các thôn (Đá Chồng, Hòn Một, Rừng Thông); xã Cẩm Bình gồm các thôn (thôn Tây, thôn Đông, thôn Hòn Một); xã Thái Bình gồm các thôn (Cọc Sáu, Cọc Ba, Lán Công Nhân).
– Ngày 8/10/1957, UBHC khu Hồng Quảng ra Quyết định số 2193-TCCB chia xã Yên Thanh, huyện Yên Hưng thành 2 xã: Xã Yên Trung gồm các thôn (Bí Thượng, Bí Trung, Tân Lập, Cửa Ngăn); Xã Yên Thanh gồm các thôn, xóm (Thôn Điền Công, thôn Lạc Trung, thôn Lạc Thanh, thôn Đồng Lối, thôn Bí Giàng, xóm Khe Cát, xóm Dương Ca).
Ngày 5/11/1957, UBHC khu Hồng Quảng ra Quyết định số 2435-TCCB đổi tên xã Hoàng Xá, huyện Yên Hưng thành xã Hoàng Tân.
Ngày 12/12/1957, UBHC khu Hồng Quảng ra Quyết định số 7622-TCCB thành lập xã Vạn Hoa thuộc huyện Cẩm Phả. Xã Vạn Hoa gồm phố Vạn Hoa và một số dân đánh cá thuộc xã Vạn Yên.
– Năm 1958 (Mậu Tuất)
Ngày 17/6/1958, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 302-TTg “Sáp nhập xã Thành Công, huyện Hoành Bồ vào thị xã Hòn Gai, khu Hồng Quảng.
Ngày 28/7/1958, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 240-NV đổi tên 7 xã thuộc huyện Móng Cái, tỉnh Hải Ninh: Xã Xuân Lạn Nam đổi thành xã Xuân Lan; xã Xuân Lạn Nùng đổi thành xã Xuân  Hải; xã Xuân Lạn Nội đổi thành xã Xuân Hòa; xã Vĩnh Thực Nam đổi thành xã Vĩnh Thực; xã Vĩnh Thực Nùng đổi thành xã Vĩnh Trung; xã Quất Đông nam đổi thành xã Quất Đông; xã Quất Đông Nùng đổi thành xã Dân Tiến.
Ngày 02/10/1958, UBHC khu Hồng Quảng ra Quyết định số 4532-TCCB chia xã Việt Dân huyện Đông Triều thành 2 xã: xã Việt Dân gồm các thôn: Đông Khê Thượng, Đông Khê Hạ, Đông An và các trại Đông Ý, Phúc Thị, Cửa Phúc; xã Tân Phúc gồm các thôn: Tân lập, Phúc Đa, Hổ Lao, Cái Trai, Đồng Tranh.
– Năm 1959 (Kỷ Hợi):
Ngày 28/01/1959, Chủ tịch nước ra Sắc lệnh số 005-SL trả huyện Đông Triều thuộc khu Hồng Quảng về tỉnh hải Dương.
Ngày 11/5/1959, UBHC khu Hồng Quảng ra Quyết định 423-TCCB chia xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ thành 2 xã: xã Bằng Cả gồm các thôn Đồng San, Đồng Cóc; xã Quảng La gồm thôn Quảng La.
– Năm 1961 (Tân Sửu):
Ngày 17/5/1961, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 69-CP tách các thôn Vạn Nho, Đại Đán, Yên Cư ra khỏi xã Minh Thành, huyện Yên Hưng lập thành xã Đại Yên thuộc huyện Hoành Bồ.
Ngày 27/10/1961, Quốc hội Khóa II Kỳ họp thứ 3 ra Quyết định “ Phê chuẩn việc sáp nhập huyện Đông Triều thuộc tỉnh hải Dương vào khu Hồng Quảng:.
Ngày 28/10/1961, Hội đồng chính phủ ra Nghị định số 181-CP: Thành lập thị xã Uông Bí trực thuộc khu Hồng Quảng. Thị xã Uông Bí gồm có xã Uông Bí cũ, cảng Điền Công và hai thôn Lạc Trung, Đồng Lối của xã Yên Thanh, huyện Yên Hưng; Tách thôn Điền Công của xã Yên Thanh lập thành một xã riêng là xã Điền Công trực thuộc huyện Yên Hưng.
– Năm 1963 (Quý Mão): Ngày 13/5/1963, Bộ nội vụ ra Quyết định số 105-NV phê chuẩn việc chia xã Hùng Thắng thuộc thị xã Hòn Gai thành hai xã: Xã Hùng Thắng có các thôn (Cửa Vạn, Cặp Dè, Cặp La, Lán Bè, Bến Than, Cọc Năm); xã Tân Hải có thôn Quảng Đông.
* Ngày 30/10/1963, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Khóa II Kỳ họp thứ 7 phê chuẩn việc:
 Hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Quảng Ninh. Về sự kiện này, Bác Hồ đã gợi ý gọi là Quảng Ninh, do ghép chữ Quảng (của Hồng Quảng) và chữ Ninh (của Hải Ninh) mà thành. Bác bảo “Quảng Ninh còn có nghĩa là một vùng đất lớn an bình”.
Khi hợp nhất, tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính gồm 3 thị xã: thị xã Hồng Gai (tỉnh lị), thị xã Cẩm Phả, thị xã Uông Bí và 11 huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Cẩm Phả, Đầm Hà, Đình Lập, Đông Triều, Hà Cối, Hoành Bồ, Móng Cái, Tiên Yên, Yên Hưng.
Từ ngày 01/01/1964, tỉnh Quảng Ninh đi vào hoạt động chính thức, tạo thành một thể liên hoàn cả vể chính trị, kinh tế, quân sự, phát huy được sức mạnh tổng hợp của vùng Đông Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Đây là những dấu mốc rất quan trọng để giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh bước vào thời kỳ cách mạng mới.
Ngày 04/6/1969, hợp nhất 2 huyện Đầm Hà và Hà Cối thành huyện Quảng Hà.
Ngày 29/12/1978, chuyển huyện Đình Lập về tỉnh Lạng Sơn vừa được tái lập quản lý.
Ngày 18/01/1979, huyện Móng Cái đổi tên thành huyện Hải Ninh.
Ngày 27/12/1993, Chính phủ bàn hành Nghị định số 102/CP, thành phố Hạ Long được chính thức thành lập trên cơ sở thị xã Hồng Gai.
Ngày 23/3/1994, đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn; tách quần đảo Cô Tô khỏi huyện Cẩm Phả để thành lập huyện Cô Tô.
Ngày 20/7/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 52/1998/NĐ-CP, thành lập lại thị xã Móng Cái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Hải Ninh.
Ngày 29/8/2001, huyện Quảng Hà được tách thành 2 huyện: Đầm Hà và Hải Hà (tức huyện Hà Cối trước đây).
Ngày 24/9/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 03/NĐ-CP thành lập thành phố Móng Cái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Móng Cái.
Ngày 25/02/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP thành lập thành phố Uông Bí trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Uông Bí.
Ngày 25/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP tái lập thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Yên Hưng.
Ngày 21/02/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cẩm Phả.
Ngày 11/3/2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 891/NQ-UBTVQH13 thành lập thị xã Đông Triều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Đông Triều.
Ngày 17/12/2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long.
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính bao gồm 4 thành phố (Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí); 02 thị xã (Quảng Yên, Đông Triều) và 7 huyện (Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô) với 177 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 72 phường, 7 thị trấn và 98 xã. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất Việt Nam.
II. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NINH
1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1.1. Vị trí địa lý
 Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí địa chính trị, kinh tế, đối ngoại và đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh. Quảng Ninh nằm ở toạ độ địa lý từ 20¬¬¬o 40’ đến 21o 39’49,8” độ vĩ bắc và từ 106o 26’ đến 108o 31’ độ kinh đông. Phía bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Phía nam giáp thành phố Hải Phòng; Phía đông giáp biển; Phía tây và tây bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang; Phía tây và tây nam giáp tỉnh Hải Dương.
Quảng Ninh có diện tích trên 12.000 km2 , bao gồm 6.206,9 km2 đất liền và diện tích mặt biển có ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm một khoảng cách 06 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố. 80% diện tích đất của tỉnh là đất đồi núi với bề rộng 195 km từ Đông sang Tây và trải dài 102 km từ Bắc xuống Nam.
Tỉnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 04 thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái), 02 thị xã (Quảng Yên và Đông Triều) và 07 huyện (trong đó có 02 huyện đảo), với tổng số 177 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Ninh, nơi có Di sản thế giới Vịnh Hạ Long.
Với vị trí địa lý đặc thù, Quảng Ninh được xem là một cửa ngõ kết nối các liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh. Cửa ngõ thứ nhất: Quảng Ninh là địa phương duy nhất ở Việt Nam có đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển với Trung Quốc, thị trường đông dân nhất trên thế giới. Do đó, khi hai quốc gia tiến hành hợp tác phát triển dựa theo tuyến hành lang kinh tế, Quảng Ninh là một địa phương của Việt Nam nằm trong khu vực hợp tác hành lang – con đường giữa Việt Nam và Trung Quốc bao gồm 02 hành lang kinh tế: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Nam Ninh – Bằng Tường – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ. Cửa ngõ thứ hai: Quảng Ninh là một cửa ngõ kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Trung du miền núi phía Bắc. Trên thực tế, mặc dù theo phân vùng kinh tế hiện nay, Quảng Ninh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Đồng bằng sông Hồng) nhưng về mặt địa chất và địa lý, phần nhiều diện tích của Quảng Ninh thuộc vùng núi Đông Bắc. Cửa ngõ thứ ba: cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh là cửa ngõ ra biển cho toàn miền Bắc, đặc biệt đi qua Quảng Ninh là đường ra biển nhanh nhất của 2 tỉnh năng động nhất vùng Trung du và miền núi phía Bắc hiện nay là Bắc Giang và Lạng Sơn.
Cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được xác định là một cực trong tam giác phát triển vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; trong đó Quảng Ninh tiếp giáp với Hải Phòng, tạo ra một cặp địa phương bổ trợ phát triển lẫn cho nhau, hình thành một trung tâm biển mạnh của Việt Nam.
Những yếu tố quan trọng này tạo điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh phát triển các ngành công nghiệp, chế biến sản phẩm theo hướng xuất khẩu, trở thành trung tâm logistics, trung tâm dịch vụ phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế cả vùng. Quảng Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi cho việc hợp tác phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại và du lịch trong nước và quốc tế qua đường bộ, đường thủy và đường hàng không, đặc biệt với Trung Quốc cũng như các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tuy nhiên, với vị trí biên giới cùng đường biên rộng cả ở trên biển lẫn trên bộ, Quảng Ninh phải đối diện với các vấn đề phát sinh về quốc phòng an ninh như vấn đề buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép, tranh chấp đường biên.
 1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Quảng Ninh có địa hình đa dạng từ miền núi đến trung du và đồng bằng duyên hải, vùng ven biển và các hải đảo, tạo nên một hệ khí hậu, hệ sinh thái, địa chất đa dạng. Địa hình vùng đồi núi phức tạp chia tỉnh thành 2 miền: miền Đông (từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái) và miền Tây (từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, phía Bắc thành phố Hạ Long, Uông Bí và thấp dần xuống phía bắc thị xã Đông Triều. Địa hình vùng đồng bằng duyên hải gồm các phần vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần thành phố Móng Cái, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và giao thông. Địa hình miền núi chia cắt cũng tạo nên sự phân bố dân cư và phát triển Hà Nội 33.7 km 246.1 km 100 km 10 kinh tế xã hội, chênh lệch vùng miền giữa miền Đông và miền Tây, vùng núi trung du và dải duyên hải. Địa hình nhiều đồi núi cũng gây khó khăn trong phát triển kinh tế (hạn chế về quỹ đất, thiếu mặt bằng cho phát triển kinh tế) cũng như giữ gìn, bảo đảm an ninh, an toàn trật tự xã hội của tỉnh.
Quảng Ninh có địa hình quần đảo ven biển là một vùng địa hình độc đáo gồm các đảo lớn nhỏ khác nhau. Trong đó Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long là những báu vật thiên nhiên, với giá trị ngoại hạng, kỳ vĩ độc đáo, có hàng ngàn đảo đá vôi, bãi cát trắng phục vụ du lịch và nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh. Địa hình đáy biển có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rặng san hô đa dạng, là yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Đặc biệt, địa hình đáy biển có lạch sâu tạo thành luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn tạo thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn và cảng thuỷ nội địa đáp ứng cho việc giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong vùng.
Với chiều dài đường bờ biển hơn 250 km và 2.077 hòn đảo (chiếm phần lớn số đảo của cả nước), trong đó có những đảo đất diện tích lớn và trung bình như Cái Bầu: 190 km2, Trà Bản: 76,4 km2, Vĩnh Thực: 32,6 km2, Ba Mùn: 23,4 km2, Thanh Lân: 16,8 km2, Cô Tô: 15,6 km2 phù hợp cho dân cư sinh sống, phát triển kinh tế, là bàn đạp tiến ra biển và bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Điểm đặc biệt nữa, Vịnh Hạ Long có nhiều đảo đá, trong khi Vịnh Bái Tử Long lại có nhiều đảo đất, có thể có dân cư sinh sống, có các bãi biển đẹp, trong đó nổi bật là bãi Trà Cổ là bãi biển dài nhất Việt Nam với 17 km.
Địa chất: Theo nghiên cứu, Quảng Ninh có 21 phân vị địa chất và 2 phức hệ magma. Một số phân vị đã phát hiện khoáng sản liên quan phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Hạ Long là mẫu hình tuyệt vời về karst đá vôi trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm, có một quá trình tiến hoá karst hoàn thiện nhất trải qua 20 triệu năm từ thời kỳ Miocen. Về mặt địa chất-địa mạo karst thì Hạ Long – Cát Bà chỉ là một vùng duy nhất. Vịnh Lan Hạ (Cát Bà – Hải Phòng) có 139 bãi cát vôi sạch, nhiều bãi cát nối liền hai khối núi đá, là điều kiện cho liên kết, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau về phát triển du lịch giữa Quảng Ninh – Hải Phòng.
 Khí hậu: Do tác động của biển, khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp quanh năm, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB 2021), khu vực biển Quảng Ninh – Hải Phòng là một trong hai khu vực của cả nước có tiềm năng về điện gió.
Đa dạng sinh học: Quảng Ninh cũng là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học quan trọng đối với Việt Nam với số lượng loài động, thực vật phong phú tập trung chủ yếu ở hệ thống các khu bảo tồn và vườn quốc gia như Vườn quốc gia Bái Tử Long, khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, rừng quốc gia Yên Tử…, có giá trị rất to lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội (du lịch sinh thái, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý…);bảo vệ môi trường sinh thái; cung cấp nguồn gen quý phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học.
1.3. Tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên đất: Diện tích của Quảng Ninh lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng, chiếm 1,84% tổng diện tích đất liền của Việt Nam, tuy nhiên khoảng 80% diện tích đất là đồi núi. Đất nông nghiệp chiếm 75,4% tổng diện tích đất nhưng phần lớn là đất rừng, có 50.886 ha, tương đương tỷ trọng 8.3%, là đất canh tác trồng trọt. Ngoài ra, tỉnh còn có diện tích lớn đất chưa sử dụng có thể khai thác phục vụ mục đích phát triển công nghiệp xây dựng.
Tài nguyên nước: Nguồn nước các hồ chứa có vai trò quan trọng trong vệc ổn định nguồn nước phục vụ cho cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và tưới. Tiềm năng nguồn nước dưới đất tương đối giàu nhưng khả năng khai thác, sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn do đặc điểm địa hình chia cắt, sự phân bố các tầng chứa nước chủ yếu trong khe nứt, đới dập vỡ kiến tạo.
Tài nguyên rừng: Quảng Ninh có 435.932 ha thuộc quy hoạch ba loại rừng, với độ che phủ đạt 55%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ bình quân 40% của cả nước. Rừng Quảng Ninh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, điều tiết và bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao cho công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Tài nguyên biển: Quảng Ninh có thế mạnh và tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển. Với chiều dài đường bờ biển hơn 250 km và 2.077 hòn đảo (chiếm phần lớn số đảo của cả nước), trên 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh, ngư trường rộng lớn trên 6.100 km2, vùng biển Quảng Ninh là nơi sinh sống của nhiều loài có giá trị, tạo ra cơ hội lớn cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến chế thực phảm giá trị cao. Ven biển Quảng Ninh cũng có nhiều khu vực nước sâu và kín gió, thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn và cảng thuỷ nội địa đáp ứng cho việc giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong vùng. Tài nguyên biển có giá trị lớn nhất của Quảng Ninh chính là Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo và được vinh danh là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Các bãi biển như Trà Cổ, Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn có lợi thế trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Hệ thống tuyến đảo trên biển với các cánh rừng nguyên sinh, hệ sinh thái và động vật phong phú, quý hiếm có giá trị phát triển các loại hình du lịch biển đảo khám phá, mạo hiểm.
Tài nguyên khoáng sản: Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với 209 mỏ và điểm quặng của 36 loại hình khoáng sản được điều tra, thăm dò, đánh giá. Nguồn tài nguyên than của Quảng Ninh có trữ lượng ước tính đạt 8,8 tỷ tấn, trải dài từ Đông Triều đến Cẩm Phả, có khoảng 3,6 tỷ tấn nằm ở độ sâu dưới 300m, là nơi có trữ lượng than và chất lượng lớn nhất vùng Đông Nam Á, cung cấp chủ yếu là than antraxit có độ bền và hàm lượng cacbon cao. Quảng Ninh là trung tâm số một của Việt Nam về tài nguyên than đá, chiếm hơn 90% trữ lượng than của cả nước. Quảng Ninh có mỏ đá dầu duy nhất ở Việt Nam tại Đồng Ho, trữ lượng khoảng 4,21 triệu tấn. Với nguồn tài nguyên than to lớn, Quảng Ninh có điều kiện và đã trở thành trung tâm khai khoáng và sản xuất điện than lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng phải đối mặt với việc giải quyết các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế (dựa vào công nghiệp khai khoáng và điện than) với bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch, giữa việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản to lớn để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và mục tiêu cắt giảm lượng khi thải CO2 đến năm 2050 về mức 0.
Nguồn tài nguyên nước khoáng tại 5 mỏ và điểm nước khoáng gồm: Quang Hanh, Tam Hợp (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu) và Cái Chiên (Hải Hà) có thể được đưa vào khai thác phục vụ các ngành du lịch, khám chữa bệnh, sản xuất đồ uống đóng chai. Quảng Ninh là tỉnh có lợi thế tài nguyên phong phú, là cơ sở thuận lợi cho phát triển kinh tế và công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên, có một số lợi thế của tỉnh lại tập trung vào cùng một địa điểm, dẫn tới xung đột trong phát triển, nhất là vùng Hạ Long. Do vậy, Quảng Ninh cần cân bằng giữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên với bảo tồn tự nhiên và cảnh quan du lịch, bảo vệ môi trường.
2. Khái quát về điều kiện xã hội
2.1. Về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh mang nhiều giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo, cùng hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc, đồng thời là một trong những “cái nôi” của giai cấp công nhân Việt Nam, có truyền thống cách mạng của Công nhân Vùng Mỏ với di sản tinh thần vô giá “Kỷ luật và Đồng tâm”.
Quảng Ninh là vùng đất lịch sử lâu đời. Ở khu vực Vịnh Hạ Long đã khảo cổ được di chỉ của người tiền sử từ 3000-1500 năm TCN. Đặc trưng đó là nền Văn hóa Soi Nhụ, làm cơ sở để sau đó hình thành các loại hình văn hóa tiến bộ mới tại Cái Bèo, tiếp theo nền Văn hóa Hạ Long nổi tiếng.
Thời Hùng Vương vùng đất Quảng Ninh là trung tâm của bộ Ninh Hải, Lục Hải – một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Lịch sử Ninh Hải – Lục Châu và sau này là Hải Đông là cả một thời kỳ dài liên tục đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng, phát triển. Trong suốt mười thế kỷ ấy, đất Hải Đông đã ghi dấu những chiến công lừng lẫy nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, với ba lần chiến thắng trên sông Bạch Đằng, chứng kiến những công cuộc phát triển kinh tế phồn vinh nhất dưới thời phong kiến, đặc biệt với thương cảng Vân Đồn lịch sử mang tầm vóc khu vực và liên khu vực vào thời đại Lý – Trần, khẳng định Việt Nam từ sớm là quốc gia biển, vươn ra biển, phát triển kinh tế biển.
Với Yên Tử linh thiêng, kỳ vỹ, chứa đựng trong mình sức mạnh tinh thần bất diệt, Quảng Ninh đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa quan trọng nhất, thâm trầm nhất trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc. Tổ tiên nhà Trần, vào cuối đời Lý đã đến ở vùng An Sinh (thuộc Đông Triều) làm nghề đánh cá. Nhà Trần tuy phát tích ở đất Thiên Trường (Nam Định) song vẫn nhớ về quê gốc Đông Triều nên lăng mộ các vua Trần đều được di dời về đây.
Đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, vùng đất Đông Bắc giàu tài nguyên than đá này lại trở thành Vùng Mỏ anh hùng bất khuất, là cái nôi sinh thành đội ngũ công nhân. Ngày 22 tháng 2 năm 1955, theo sắc lệnh của Chủ tịch nước, khu Hồng Quảng gồm đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên được thành lập.
Ngày 30/10/1963, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quyết định hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh chính thức, tạo thành một thể liên hoàn cả vể chính trị, kinh tế, quân sự, phát huy được sức mạnh tổng hợp của vùng Đông Bắc rộng lớn của Tổ quốc.
Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh có di sản văn hóa đồ sộ, đa dạng và giàu bản sắc nhất trong cả nước, được xem là Việt Nam thu nhỏ.
Hiện Quảng Ninh có 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt gồm: Danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long, khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều), Khu di tích lịch sử Bạch Đằng, Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, Đền Cửa Ông – Cặp Tiên và Khu di tích Bác Hồ trên đảo Cô Tô, 54 di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh.
Kho tàng di sản văn hoá phi vật thể khổng lồ trải dài theo thời gian và không gian với tổng số 541 di sản văn hoá vật thể, hơn 2.800 hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể, 119 lễ hội, trong đó có 76 lễ hội được kiểm kê đưa vào danh mục di sản văn hóa, 07 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia… Văn hóa, lịch sử lâu đời và độc đáo của Quảng Ninh trở thành nguồn tài nguyên vô giá trong phát triển du lịch, kinh tế, xã hội và hun đúc lên “bản sắc văn hóa” con người Quảng Ninh.Yếu tố này tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn, nổi trội với du khách và cần được khai thác, phát huy tối đa trong giai đoạn tới.
2.1. Dân số
 Tỉnh Quảng Ninh có dân số đạt 1,338 triệu người vào năm 2020 và là địa phương có số dân gần như thấp nhất vùng Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (chỉ hơn Hưng Yên và Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số bình quân của tỉnh đạt khoảng 1,48%/năm trong giai đoạn 2011-2020, nhỉnh hơn bình quân của toàn Vùng (1,47%). Trong đó, tốc độ tăng dân số đô thị của Quảng Ninh đạt 3,65%/năm trong giai đoạn này, cao hơn bình quân Vùng đồng bằng sông Hồng (3,47%/năm), nhưng thấp hơn hầu hết các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (chỉ cao hơn Hải Phòng: 0,82%/năm).
Tốc độ dân số đô thị tăng cao hơn tốc độ tăng dân số bình quân, có nghĩa là tốc độ tăng dân số nông thôn của Tỉnh có chiều hướng âm (-2,01%/năm), thấp hơn nhiều so với bình quân của cả Vùng (0,475). Nó cho thấy mức độ đô thị hóa của Quảng Ninh đang diễn ra khá mạnh, khi người dân có xu hướng sống tại các khu vực thành thị của Tỉnh. Tốc độ tăng dân số của Tỉnh được hỗ trợ bởi tốc độ tăng dân số tự nhiên nhưng lại bị cản trở bởi tốc độ tăng dân số cơ học (di cư thuần).
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình các năm của Quảng Ninh đạt tới 10,1‰, cao hơn bình quân toàn Vùng đồng bằng sông Hồng (8,7 ‰), tuy nhiên tỷ lệ di cư thuần trung bình của Quảng Ninh lại mang dấu âm (-2,4‰). Mặc dù Quảng Ninh là 1 trong những tỉnh thu hút nhiều lao động nhập cư (giai đoạn 2015-2018 thu hút trên 156 nghìn lao động), việc thu hút lao động ngoại tỉnh cũng không đáp ứng đủ số lao động thiếu hụt trong giai đoạn tới nhất là khi quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Vào năm 2020, 67,4% dân số tập trung ở khu vực thành thị và 32,6% dân số rải rác ở các khu vực nông thôn. Nhìn chung, nam giới vẫn chiếm đa số trong dân số tỉnh Quảng Ninh (50,8% vào năm 2020), song tỷ lệ mất cân bằng giới tính có xu hướng giảm dần trong cùng giai đoạn.
Mật độ dân số trung bình của tỉnh Quảng Ninh có xu hướng tăng đều qua các năm lên 217 người/km2 vào năm 2020, song còn tương đối thấp so với trung bình cả nước (291 người/km2) do địa hình nhiều đồi núi và hải đảo. Trong giai đoạn 2011 – 2020, tốc độ tăng dân số tỉnh Quảng Ninh tương đối ổn định ở mức 1,44%/năm. Tỷ suất sinh ở khu vực thành thị có xu hướng tăng, trong khi đó khu vực nông thôn đã chứng kiến mức sinh giảm xuống 2,12 vào năm 2019. Đây là minh chứng cho những nỗ lực kiểm soát dân số thành công ở các vùng nông thôn, nơi tỷ lệ sinh cao ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội.
2.3. Dân tộc và tôn giáo
Các dân tộc sinh sống: Về cộng đồng dân tộc, dân cư: Quảng Ninh là địa bàn có đa dạng dân tộc cư trú, trải khắp các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh. Hiện nay, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng có được sự đa dạng của nhiều dân tộc anh em cư trú, sinh sống lâu đời trên địa bàn. Quảng Ninh là tỉnh có 33 dân tộc thiểu số với 162.493 người, chiếm 12,31% dân số toàn tỉnh.
Tôn giáo: Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Văn hoá Hạ Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ: Đạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông (1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp tu hành ở đó. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu hành và lập nên dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ XIV, khu Yên Tử và Quỳnh Lâm (Đông Triều) là trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng ni cho cả nước. Nhiều thế kỷ sau đó, Đạo Phật vẫn tiếp tục duy trì với hàng trăm ngôi chùa ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Lôi Âm, chùa Long Tiên (Hạ Long), chùa Cái Bầu (Vân Đồn), Linh Khánh (Trà Cổ – Móng Cái), Ba Vàng (Uông Bí), Hồ Thiên (Đông Triều), Linh Quang (Quan Lạn)… Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng không đông như tín đồ Đạo Phật.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Quảng Ninh có 6 tôn giáo khác nhau chiếm 89.455 người, trong đó, nhiều nhất là Công giáo có 44.330 người (hiện có 27 nhà thờ Kitô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8 huyện, thị xã, thành phố), Phật giáo có 44.278 người, Đạo Tin Lành có 552 người, Đạo Cao Đài có 87 người, Hồi Giáo có bảy người, ít nhất là Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có một người. Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với dân với nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thủy thần), thờ các mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải).
2.4. Hệ thống giao thông của Quảng Ninh: bao gồm giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và cảng hàng không.
Đường bộ:
 Quốc lộ: Hệ thống đường bộ có 7 tuyến Quốc lộ dài 558,79 km gồm: QL18A: đoạn qua tỉnh dài 240 km. Điểm đầu tại cầu Vàng Chua, thị xã Đông Triều; điểm cuối tại cầu Bắc Luân I, thành phố Móng Cái. QL18B: dài 16,9 km. Điểm đầu tại ngã ba Quảng Đức, huyện Hải Hà; điểm cuối tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà. QL18C: dài 121,14 km. Điểm đầu tại thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên; điểm cuối tại cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu. QL10: dài 6,5 km. Điểm đầu tại phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí; điểm cuối tại phường Phương Nam, thành phố Uông Bí. QL4: dài 37 km. Điểm đầu tại xã Điền Xá, huyện Tiên Yên; điểm cuối tại cảng Mũi Chùa, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên. QL279: dài 62,55 km. Điểm đầu tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả; điểm cuối tại xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ. QL17B: dài 1,34 km. Điểm đầu tại phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều; điểm cuối tại cầu Đá Vách, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều.
Cao tốc: 3 tuyến, bao gồm:
Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng: 25 km. Khởi công năm 2014, hoàn thành năm 2018. Điểm đầu nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (quận Hải An, Hải Phòng), điểm cuối nối cao tốc Hạ Long – Vân Đồn tại nút giao Minh Khai (phường Đại Yên, thành phố Hạ Long).
Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn: 60 km. Khởi công năm 2015, hoàn thành năm 2018. Điểm đầu nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng tại nút giao Minh Khai (phường Đại Yên, thành phố Hạ Long), điểm cuối nối với tuyến đường trục chính Khu kinh tế Vân Đồn (xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn).
Cao Tốc Vân Đồn – Móng Cái: Tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái chính thức khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 2019 và chính thức khánh thành, thông xe vào ngày 1 tháng 9 năm 2022. Đường cao tốc này có quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h, có chiều dài gần 80 km. Cao tốc được chia làm 2 dự án độc lập là Vân Đồn – Tiên Yên dài 16 km và Tiên Yên – Móng Cái dài gần 64 km. Bắt đầu từ Km70+108 (xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, cạnh sân bay Quốc tế Vân Đồn) và kết thúc tại Km150+339 (giao với đường tỉnh 335, trùng với điểm cuối dự án cầu Bắc Luân II, TP Móng Cái).
Cảng biển: Cảng biển quốc tế Ao Tiên (Vân Đồn); Cảng quốc tế Hạ Long; cảng quốc tế Tuần Châu; Cảng Cái Lân…
Cảng hàng không: cảng hàng không quốc tế Vân Đồn
2.5. Một số tiềm năng, thế mạnh của tỉnh
Tỉnh duy nhất của Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội mang tính đặc trưng của Việt Nam như: rừng – tài nguyên – biển – du lịch – biên giới, thương mại…
Có điều kiện thông thương với Trung Quốc tốt nhất Việt Nam quan hệ thống các cửa khẩu trên đất liền và trên biển.
Trung tâm số một Việt Nam về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, ngoài ra còn có công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng…
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch Miền Bắc Việt Nam; Quảng Ninh có hơn 600 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử được xếp hạng; hội tụ đây đủ các yếu tố tự nhiên: Rừng, núi, nước non, biển đảo, sông hồ…. đặc biệt có Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận “Di sản thiên nhiên thế giới” về giá trị cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo và vừa được vinh danh là một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
Tỉnh duy nhất có 04 thành phố trực thuộc tỉnh (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả) và 02 thị xã (Quảng Yên, Đông Triều); có 03/28 Khu Kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh).
Tỉnh tập trung đông nhất công nhân mỏ có thu nhập cao là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối hàng hóa.
Là tỉnh hoàn thành sớm nhất đề án cải cách hành chính của Chính phủ, hiện đang triển khai thực hiện Chính phủ điện từ để đẩy mạnh hơn nữa cái cách thủ tục hành chính.
Quảng Ninh là tỉnh duy nhất ở nước ta vừa có đường biên giới trên bộ vừa trên biển với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Quảng Ninh có vị trí địa lý chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại; với điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng; Quảng Ninh nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt – Trung; Hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN – Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore…
Quảng Ninh tự hào về truyền thống Vùng mỏ anh hùng; quyết tâm vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đoàn kêt, kế tục và phát huy truyền thống cao quý của các thế hệ cha anh đi trước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh.
III. MỘT SỐ SỰ KIỆN LỊCH SỬ
1. Ngày 12/11/1936
Cuộc Tổng bãi công của hơn 3 vạn Thợ Mỏ tháng 11/1936 giành thắng lợi vẻ vang đã trở thành một trong những Sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất của phong trào cách mạng Việt Nam nói chung, của giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng trong thời kỳ đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ do Đảng ta lãnh đạo (1936 – 1939). Tầm vóc, ý nghĩa và ảnh hưởng của thắng lợi từ Cuộc Tổng bãi công này là rất to lớn và sâu sắc, đặc biệt là trong công tác giáo dục truyền thống, nhất là với thế hệ trẻ Vùng Mỏ. Để Ngày 12/11/1936 trở thành “Ngày Miền Mỏ bất khuất” suốt nhiều chục năm, ngày 06/11/1961 Ban Thường vụ Khu ủy Hồng Quảng đã ra Nghị quyết số 31-NQ/KU “V/v Tổ chức kỷ niệm Ngày 12/11, ngày đấu tranh của GCCN Vùng mỏ”. Nghị quyết ghi rõ “Cách đây 25 năm, ngày 12/11/1936, giai cấp công nhân Khu Mỏ đã nhất tề quật khởi, anh dũng đấu tranh chống chế độ bóc lột hà khắc của bọn chủ mỏ. Cuộc đấu tranh này đã nổ ra từ Cẩm Phả, Hồng Gai đến Mông Dương, Uông Bí, Mạo Khê v.v… đã gây ảnh hưởng rộng lớn đối với trong và ngoài nước và giành được thắng lợi to lớn. Bọn chủ mỏ đã phải nhượng bộ. Đây là một trong những cuộc đấu tranh vĩ đại nhất của giai cấp công nhân khu Mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng, nó đã ghi thêm một trang sử oanh liệt trong lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam. Vì vậy Ban Thường vụ Khu ủy đã quyết định: Từ năm 1961 trở đi, toàn khu Mỏ sẽ lấy ngày 12/11 hàng năm để tổ chức kỷ niệm cuộc đấu tranh anh dũng năm 1936, coi ngày đó là Ngày Hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân Khu Mỏ”.
Năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Quyết định lấy ngày 12/11 là Ngày truyền thống ngành Than. Khẩu hiệu “Kỷ luật và Đồng tâm” từ năm 1936 đã trở thành tài sản vô giá, theo bước chân thợ mỏ đến ngày hôm nay và mãi mãi về sau.
2. Ngày 25/4/1955
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân năm 1953-1954 với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan những nỗ lực cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trên chiến trường Đông Dương. Ngày 20-7-1954, Hiệp định quốc tế về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết tại Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sĩ). Pháp và các nước tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Quán triệt sâu sắc chủ trương tranh thủ hoà bình của Trung ương Đảng, đánh bại âm mưu khiêu khích của đế quốc Mỹ và thực dân Pháp, trong tháng 8 và tháng 9-1954, các Đảng bộ tỉnh Quảng Yên, đặc khu Hòn Gai, tỉnh Hải Ninh tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân về Hiệp định Giơ-ne-vơ; tình hình và nhiệm vụ mới của Đảng ta; các chính sách của Đảng đối với vùng giải phóng, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đối với nguỵ quân, nguỵ quyền và chính sách tự do tín ngưỡng.
Thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ về việc chuyển quân và rút quân, tỉnh Hải Ninh là một trong những nơi địch rút sớm nhất miền Bắc, ngày 8-8-1954, quân Pháp rút khỏi Tiên Yên, tỉnh Hải Ninh sạch bóng quân xâm lược. Phần lớn địa bàn tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai nằm trong khu vực tập kết 300 ngày. Trong khi các lực lượng của ta nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định, thì quân Pháp ra sức càn quét cướp phá tài sản, bắt thanh niên đi lính và cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam; tháo dỡ máy móc; khuyến khích các đảng phái phản động nổi lên chống phá cách mạng; tăng cường cài cắm gián điệp vào các nhà máy, xí nghiệp, các địa phương với âm mưu chống phá ta về lâu dài.
Tỉnh Quảng Yên, khu Hồng Quảng, tỉnh Hải Ninh là một trong những địa bàn trọng điểm trong kế hoạch cưỡng ép di cư của Mỹ và tay sai. Ở đặc khu Hòn Gai, chúng dựng lên “Tổng uỷ di cư” có trụ sở ở Hòn Gai do tên Voòng A Sáng cầm đầu. Dưới Tổng uỷ di cư, chúng lập ra các “Ban di cư xã hội”, ngoài ra còn có các tổ chức phản động, sự hỗ trợ của hàng nghìn lính Âu Phi, bảo an binh.
 Đối với mỗi địa bàn, chúng tập trung cưỡng ép di cư vào một đối tượng nhất định. Ở địa bàn Hải Ninh, do chính quyền cơ sở, nhất là cấp xã còn yếu, thậm chí nhiều xã chưa thành lập được chính quyền cách mạng, hoạt động cưỡng ép đồng bào di cư của địch diễn ra trắng trợn, điên cuồng. Địch tập trung ráo riết cưỡng ép đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng người Hoa. Ở địa bàn khu Mỏ, chúng tập trung cưỡng ép công nhân có trình độ kỹ thuật cao và tầng lớp cai ký, giám thị. Ở địa bàn Quảng Yên, chúng tập trung vào đồng bào Thiên Chúa giáo, những người trước đây là nguỵ quân, nguỵ quyền.
Cuộc đấu tranh chống địch cưỡng ép đồng bào di cư vào miền Nam đã diễn ra liên tục từ cuối năm 1954 cho đến ngày ta tiếp quản vùng mỏ. Ở Hải Ninh, ta đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động kết hợp với mạnh tay trấn áp bọn phản động đầu sỏ ngoan cố; thành lập 3 đoàn cán bộ tổ chức cứu đói ở các huyện Ba Chẽ, Đình Lập, Bình Liêu. Ở Đặc khu Hòn Gai, nơi đọ sức gay gắt giữa ta và địch trong vấn đề di cư, ta đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vạch rõ âm mưu thủ đoạn của địch, tổ chức các Đại hội chống Mỹ ở Hoành Bồ, Cái Rồng. Nhân dân đã lập ra các Uỷ ban chống địch cưỡng ép di cư. Nhân dân xã Đoàn Kết, huyện Cẩm Phả và khu Lán Đạo, thị xã Hòn Gai còn ký giấy cam kết không di cư.
Ở Yên Trì (Quảng Yên), trước khi ta thực hiện công tác chống cưỡng ép di cư, có 64 gia đình định ra đi, sau khi được cán bộ giải thích, đã có 46 gia đình ở lại.  Ở Lán Đạo (thị xã Hòn Gai), nơi tập trung đồng bào theo đạo Thiên Chúa, trong số 47 gia đình định di cư đã có 35 gia đình tự nguyện ở lại, 137 gia đình đã làm đơn gửi Chính phủ và Ủy ban Quốc tế giám sát đình chiến ở Việt Nam phản đối thủ đoạn lừa bịp cưỡng ép giáo dân di cư của bọn phản động. Khi được cán bộ ta đến giải thích và vận động, nhiều gia đình ở Hà Gián (huyện Cẩm Phả) đang tập trung ở thị xã Cẩm Phả để di cư vào Nam đã tỉnh ngộ và trở về quê quán. Đến tháng 3-1955, toàn Đặc khu Hòn Gai chỉ có 216 gia đình với 2.145 người di cư trong tổng số hơn 70 nghìn dân của Đặc khu. Âm mưu cưỡng ép di cư của đế quốc Mỹ và tay sai về cơ bản bị thất bại.
Công tác đấu tranh giữ máy móc, không cho đối phương di chuyển trái phép được chỉ đạo chặt chẽ. Cuối năm 1954, thực hiện sự chỉ đạo Đặc khu uỷ Hòn Gai Các đội bảo vệ máy đã được thành lập trong công nhân mỏ. Ngày 18-12-1954, công nhân Cẩm Phả đã ngăn chặn được bọn chủ mỏ định chuyển 12 hòm máy và 1 cần cẩu Xông-đơ (Sondeur) xuống tàu. Chiều 9-3-1955, chủ mỏ dùng lính và bọn cai xếp người Pháp định chuyển 8 động cơ của Nhà máy điện Hòn Gai xuống Cẩm Phả để chuyển vào Nam. Công nhân đã vây quanh nhà tên chủ, buộc chúng phải ngừng chuyển máy. Ngày 24/4/1955, công nhân Nhà máy Cơ khí Cẩm Phả đã kiểm soát các hòm máy chủ định chuyển vào Nam, buộc chúng phải để lại ba máy.
Để chuẩn bị cho công tác tiếp quản Khu mỏ, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của địa phương, căn cứ vào các đặc điểm địa lý kinh tế, hành chính, dân cư, truyền thống lịch sử, ngày 22/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 221/SL thành lập khu Hồng Quảng trên cơ sở hợp nhất tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hòn Gai (các huyện Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách và Sơn Động sáp nhập trở lại tỉnh Hải Dương và Bắc Giang). Để chuẩn bị cho công tác tiếp quản Khu mỏ, Khu uỷ Hồng Quảng quyết định thành lập 2 Đảng uỷ ở 2 thị xã Hòn Gai, Cẩm Phả, các Ban Cán sự ở Quảng Yên, Cửa Ông, Cát Bà. Khu cũng thành lập một đoàn cán bộ tiếp quản vào tiếp thu cơ sở sản xuất Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (SFCT).
Ngày 11/4/1955, các hiệp định về việc chuyển giao khu chu vi Hải Phòng được ký kết giữa ta và Pháp. Ngày 18/4/1955, đội tiếp quản hành chính của ta tiến vào Cửa Ông, Cẩm Phả nhận bàn giao của Pháp. Ngày 22/4/1955, một lực lượng chính trị quân sự của ta chính thức tiếp quản Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Yên.  Ngày 24/4/1955, lực lượng quân sự của ta tập kết bên Bãi Cháy, chuẩn bị tiếp quản Hòn Gai. 12 giờ trưa ngày 24/4, tên lính Pháp cuối cùng rời Khu mỏ. 13 giờ cùng ngày, lực lượng quân sự và chính trị của ta vào tiếp quản Hòn Gai trong không khí tưng bừng náo nhiệt của ngày vui giải phóng. Sáng ngày 25/4/1955, ta đã tổ chức cuộc mít tinh lớn ở thị xã Hòn Gai, ra mắt Uỷ ban quân chính Hồng Quảng, đọc nhật lệnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi quân dân Hồng Quảng.
Sau hơn 72 năm đấu tranh bền bỉ và anh dũng, kể từ ngày thực dân Pháp xâm lược Khu mỏ (12/3/1883), trải qua 9 năm cùng cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với khí thế Bạch Đằng Giang lịch sử, với truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm”, giai cấp công nhân mỏ và dân dân lao động khu Hồng Quảng, tỉnh Hải Ninh đã viết lên những trang sử hào hùng, giành được hoàn toàn quyền làm chủ mảnh đất vùng Đông Bắc thân yêu của Tổ quốc, vĩnh viễn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, chung tay xây dựng cuộc sống mới.
3. Ngày 30/10/1963
Khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh cùng nằm trên một dải đất vùng Đông Bắc Tổ quốc, trước năm 1906 cùng chung một đơn vị hành chính với tên gọi là tỉnh Quảng Yên. Sau khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta, ngày 10/12/1906, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Hải Ninh tách từ tỉnh Quảng Yên ra. Để phù hợp với tình hình đặc điểm của từng giai đoạn, lịch sử tỉnh Quảng Yên khi tách ra thành hai đơn vị hành chính: Tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai (năm 1946), nhập lại thành Liên tỉnh Quảng Hồng (tháng 3/1947), rồi lại tách ra thành Đặc khu Hòn Gai và tỉnh Quảng Yên (tháng 12/1948). Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tháng 2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập khu Hồng Quảng trên cơ sở sáp nhập Đặc khu Hòn Gai và tỉnh Quảng Yên. Ngày 8-8/1954, tỉnh Hải Ninh hoàn toàn giải phóng. Ngày 25/4/1955, Khu Hồng Quảng hoàn toàn giải phóng. Đảng bộ khu Hồng Quảng và Đảng bộ tỉnh Hải Ninh đã lãnh đạo nhân dân bắt tay vào thực hiện hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Xét thấy việc hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành một đơn vị hành chính có nhiều điểm thuận lợi về kinh tế, quốc phòng, đầu tháng 7-1963, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Ninh tổ chức Hội nghị liên tịch bàn và nhất trí đề nghị Trung ương hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành một đơn vị hành chính. Ngày 4/10/1963, Ban Bí thư Trung ương Đảng có Công văn gửi Ban Tổ chức Trung ương, Đảng đoàn Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Tỉnh uỷ Hải Ninh về việc “Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thống nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một Tỉnh” để nghiên cứu kế  hoạch thi hành.
Ngày 7/10/1963, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Ninh họp Hội nghị liên tịch và ra Nghị quyết về việc hợp nhất. Theo nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh, ngày 30/10/1963, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá II, Quốc hội đã ra nghị quyết, quyết nghị phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh.
Tiếp đó ngày 18/11/1963, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 85-NQ/TW, quyết nghị hợp nhất hai Đảng bộ Hồng Quảng và Hải Ninh thành một Đảng bộ là Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh. Ngày 12/12/1963, hai Ban Thường vụ đã họp hội nghị liên tịch bàn về công tác tổ chức thực hiện việc hợp nhất hai Đảng bộ thành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh. Cùng với việc hợp nhất hai Đảng bộ, các cơ quan Nhà nước của hai tỉnh cũng lần lượt được hợp nhất thành một. Từ ngày 01/01/1964, tỉnh Quảng Ninh đi vào hoạt động chính thức. Đánh dấu mốc rất quan trọng để giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh bước vào thời kỳ cách mạng mới.
4. Ngày 05/8/1964
Để cứu vãn cho sự sụp đổ của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng không quân và hải quân nhằm ngăn chặn chi viện của hậu phương lớn miền Bắc XHCN cho chiến trường miền Nam. Đêm 31/7/1964, tàu khu trục Ma-đốc thuộc biên đội xung kích 77, hạm đội 7 của Mỹ ngang nhiên xâm phạm vùng biển nước ta. Chấp hành nghiêm mệnh lệnh chiến đấu với quyết tâm trừng trị tàu địch xâm phạm vùng biển của ta, ngày 2/8/1964, 3 tàu phóng lôi là 333, 336, 339 – Phân đội 3, Đoàn 135 do Nguyễn Xuân Bột – Phân đội trưởng kiêm thuyền trưởng tàu 333 chỉ huy với ý chí quyết chiến, quyết thắng quyết đánh giặc Mỹ xâm lược, cán bộ chiến sỹ phân đội 3, các tàu phóng lôi đã chiến đấu anh dũng, mưu trí đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc ra khỏi vùng biển miền Bắc nước ta.
Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ đã cho máy bay và tàu chiến ném bom, bắn phá Miền Bắc, trong đó có Quảng Ninh. 13 giời 35 phút, nhiều tốp máy bay phản lực hiện đại của Mỹ từ hạm đội 7 ồ ạt bay vào ném bom, bắn phá cảng hải quân của ta ở Bãi Cháy và một số nơi của thị xã Hồng Gai. Với tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu cao, ngay từ phút đầu, các đơn vị hải quân, pháo cao xạ đã dũng cảm đánh trả máy bay địch. Các chiến sĩ bộ binh, công an vũ trang, dân quân tự vệ đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội pháo cao xạ, tạo thành lưới lửa phòng không dày đặc, nhiều tầm. Trong trận thử lửa đầu tiên, quân và dân Quảng Ninh đã bắn trúng 3 máy bay Mỹ, trong đó có 2 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống phi công Mỹ đầu tiên – Trung uý E.Alvarez, lái máy bay A4D bị Trung đội súng 14,5 ly bắn rơi lúc 14 giờ 43 phút ngày 5-8-1964 và bị bắt sống tại vụng Hòn Mối – Vịnh Hạ Long.
Ngày 05/8/1964 trở thành ngày đánh thắng trận đầu của Quân chủng Phòng không- Không quân Việt Nam, trong đó quân và dân Quảng Ninh đã góp phần xứng đáng viết lên truyền thống hào hùng đó.
5. Ngày 17/12/1994
Ngày 21/12/1991 Chính phủ nước ta cho phép xây dựng hồ sơ về cảnh quan vịnh Hạ Long để trình Hội đồng Di sản Thế giới xét duyệt di sản thiên nhiên thế giới. Năm 1993, hồ sơ khoa học về vịnh Hạ Long được hoàn tất và chuyển đến UNESCO để xem xét. Trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ, UNESCO lần lượt cử các đoàn chuyên gia đến Quảng Ninh khảo sát, hướng dẫn, nghiên cứu, thẩm định hồ sơ tại chỗ. Hồ sơ vịnh Hạ Long được chấp nhận đưa vào xem xét tại hội nghị lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới.
Ngày 17/12/1994, trong kỳ họp thứ 18 tại khách sạn Méridien thành phố Phu Kẹt (Thái Lan) Hội đồng Di sản thế giới (World Heritage Committee) trong kỳ họp lần thứ 18, đã biểu quyết với sự nhất trí rất cao, công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới, bởi “Giá trị ngoại hạng và giá trị toàn cầu của một Di sản văn hoá và thiên nhiên, cần thiết được bảo vệ vì lợi ích của toàn thế giới”.
Ngày 29/11/2000, Hội đồng Di sản thế giới trong kỳ họp lần thứ 24 tại thành phố Cairns (Australia) đã công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ hai về giá trị địa chất, địa mạo.
IV. CHI BỘ CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN Ở QUẢNG NINH, CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH
1. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Quảng Ninh
Khu mỏ Hồng Gai – Cẩm Phả – Đông Triều – Uông Bí là khu công nghiệp lớn, có đội ngũ công nhân đông đảo, sớm tập trung của vùng Đông Bắc nước ta. Đây là một trong những nơi được Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội đặc biệt chú ý.
Cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, Hội đã phái nhiều hội viên là những thanh niên trí thức, tiểu tư sản đến khu mỏ “vô sản hóa” nhằm: xâm nhập giai cấp công nhân để tự rèn luyện mình thành người vô sản, vừa phát động phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống ách áp bức bóc lột của bọn thực dân Pháp, bọn tư bản chủ mỏ.
Đồng chí Nguyễn Văn Lịch (tức Mẫn) là hội viên thanh niên đầu tiên (theo giới thiệu của đồng chí Hạ Bá Cang, từ Hải Phòng) tới Mạo Khê “vô sản hóa”. Đồng chí đã xin vào làm kho ở nhà máy cơ khí.
Tại đây đồng chí vừa làm việc vừa tuyên truyền giác ngộ công nhân, anh phân tích cuộc sống khổ cực của người thợ, vạch rõ nguyên nhân gây ra nỗi khổ ấy là: Bọn đế quốc phong kiến mà trực tiếp là bọn thực dân chủ mỏ cai thầu. Muốn thoát khỏi cuốc sống khổ cực ấy, mọi người phải đoàn kết lại làm cách mạng.
Để mọi người dễ hiểu và thu hút hội viên ngày một đông hơn, đồng chí Nguyễn Văn Lịch đề nghị giải thể “Long thương đoàn”, Hội tương tế đổi thành “Hội ái hữu”.
Tháng 3 năm 1929, đồng chí Nguyễn Văn Lịch cùng với một số đồng chí khác về “vô sản hóa” ở Mạo Khê thành lập một chi bộ thanh niên, nòng cốt là những thành viên tích cực của “Hội ái hữu” gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Lịch, Đinh Tiến Toán, Bùi Văn Mạo, Vũ Huy Sán (tức Thảo), đồng chí Khoáng và đồng chí Tước.
Vừa ra đời, chi bộ thanh niên ở Mạo Khê đã vận động công nhân quyên góp tiền ủng hộ cuộc đấu tranh cảu công nhân xưởng A-vi-a ở Hà Nội (nổ ra ngày 28/5/1929).
Chi bộ Thanh niên ở Mạo Khê vừa ra đời được 3 tháng thì Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội giải tán.
Ngày 17/6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập gây ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng Khu mỏ. Cuối tháng 7/1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đông Dương cộng sản Đảng trực tiếp phụ trách Hải Phòng đã cử đồng chí Đỗ Huy Liêm ra khu mỏ truyền đạt chủ trương của Đông Dương cộng sản là giải tán các tổ chức thanh niên, thành lập các chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng. Về đến Khu mỏ, đồng chí Đỗ Huy Liêm đã triệu tập Hội nghị cán bộ, hội viên thanh niên tại Cẩm Phả – Cửa Ông truyền đạt chủ trương đó.
Cuối năm 1929, Trần Văn Trí (tức Liên, tức Trí chuột) đã về Mạo Khê lập chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng, số Đảng viên gồm có: Trần Văn Trí, Ngô Đình Mẫn, Đinh Tiến Toán, Bùi Văn Mạo, Bùi Đức Giao, Trần Văn Tước, Nguyễn Huy Sán (tức Thảo) do Trần Văn Trí làm bí thư.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào công nhân cả nước, ngày 27/7/1929 Hội nghị đại biểu Công hội đỏ Bắc Kỳ đã diễn ra tại số nhà 15 phố Hàng Nón – Hà Nội. Hội nghị quyết định thành lập Công hội đỏ ở Bắc Kỳ, đồng chí Nguyễn Huy Sán ở Mạo Khê thay mặt cho đội ngũ công nhân khu mỏ về dự. Đồng chí được hội nghị bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Tổng công hội Bắc Kỳ.
Sau khi thành lập, tổng công hội đỏ Bắc Kỳ, nhiều cán bộ đã được cử về vô sản hóa ở mỏ than Mạo Khê.
Cuối tháng 9/1929, đồng chí Nguyễn Văn Cừ (tức Phùng Ngọc Tường) với tư cách là phái viên của Trung ương Đông Dương cộng sản đảng tới Mạo Khê trực tiếp lao động và gây dựng cơ sở cách mạng. Mặc dù lao động nặng nhọc, lại bị bệnh sốt rét hoành hành, nhưng đồng chí “vẫn tranh thủ những giờ nghỉ để gần gũi tâm tình với anh em công nhân, chùa Non Đông là nơi đồng chí và anh em công nhân thường bí mật gặp gỡ bàn bạc công việc hàng ngày ”.
Đồng chí Bùi Văn Mạo tranh thủ mọi thời gian mở lớp học văn hóa buổi tối ở phố Mạo Khê cho anh chị em công nhân, dạy những hội viên chưa biết chữ ngay trong khi làm việc trong lò.
Bằng nhiều hình thức hoạt động, gần gũi anh chị em công nhân để giác ngộ, vận động họ trên đường đấu tranh cách mạng, nhiều người đã gia nhập Hội, cuối năm 1929, số hội viên “Hội ái hữu”đã tăng lên hơn 100 người, trong đó có 15 hội viên là nữ.
Phong trào công nhân phát triển khá nhanh, chi bộ quyết định thành lập “Công hội đỏ” ở Mạo Khê mà thành viên là “những công nhân có tinh thần đấu tranh và giác ngộ cách mạng”, “Hội ái hữu”, chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng và công hội đỏ ở Mạo Khê là tổ chức hoạt động mạnh nhất trong những năm 1929-1930.
Thực hiện chủ trương của Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ lãnh đạo công nhân cả nước đấu tranh trong dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng mười Nga vĩ đại, ngày 07/11/1929, chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng ở Mạo Khê đã kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga với sự chuẩn bị kỹ lưỡng chu đáo và hình thức phong phú sinh động. Chi bộ đã phân công bố trí các tổ chức với nhiệm vụ: treo cờ đỏ, rải truyền đơn ở từng khu vực từ đêm hôm 06/11/1929.
Khoảng 3 giờ sáng ngày 07/11/1929 lúc anh em thợ lò Hạ Chiểu bắt đầu qua phố Mạo Khê đi làm, đồng chí Đinh Tiến Toán và đồng chí Khoáng đóng giả người phu cuốc lò rải truyền đơn ở cổng Nhà máy cơ khí, cửa lò và những nơi thợ hay ngồi nghỉ…
Chiều ngày 07/11/1929 (lúc tan tầm), đồng chí Bùi Văn Mạo đã lái đầu tầu xe lửa số 4 có cắm cờ đỏ chạy từ nhà ga ra cảng Bến Cân, và chạy ngược lại, giữa lúc anh em thợ mỏ đang ra về.
Đợt đấu tranh mang hình thức mới, với nội dung mới, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, tình cảm, ý chí, nguyện vọng và nâng cao tầm suy nghĩ của anh em thợ thuyền “làm cho anh em thợ ngoài tổ chức nửa kinh ngạc, nửa thì vui mừng, còn chủ mỏ, cai sếp, mật thám thì bàng hoàng kinh sợ”; “ai ai cũng thấy trong lòng rạo rực khác thường” “còn bọn chủ mỏ tay sai thì không dám hằn học dọa dẫm như mọi ngày”.
Đây là lần đầu tiên ở Mạo Khê, tổ chức kỷ niệm Cách mạng Tháng mười Nga: “Không những làm cho ảnh hưởng của Đông Dương cộng sản Đảng thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân lao động, mà còn là một dịp làm cho công nhân mỏ và quần chúng lao động hiểu hơn nữa về Cách mạng Tháng Mười”.
Sự ra đời của chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng, Công hội đỏ và cuộc đấu tranh kỷ niệm Cách mạng Tháng mười Nga (07/11/1929) ở Mạo Khê đánh dấu sự chuyển biến lớn về chất trong phong trào công nhân, khi có lý luận cách mạng là chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường. Đội ngũ công nhân mỏ Mạo Khê từ đấu tranh tự phát đã chuyển thành tự giác, từ tự mình đấu tranh trở thành đấu tranh cho đội ngũ mình. Chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng là cơ sở cho một tổ chức cách mạng lớn hơn ra đời, gánh vác nhiệm vụ lịch sử của dân tộc và giai cấp.
Sau ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng mười Nga (07/11/1929) của chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng ở Cẩm Phả – Cửa Ông, đồng chí Đặng Châu Tuệ và Vũ Thị Mai bị lộ phải rời Cẩm Phả – Cửa Ông đến Mạo Khê hoạt động. Đồng chí Đặng Châu Tuệ vào làm công nhân đào than tại lò Pi-o (Non Đông ngày nay) sau đó chuyển sang làm thợ chống lò ở Vạn Lợi (tức Văn Lôi ngày nay). Đồng chí Vũ Thị Mai vào làm việc và vận động công nhân trong lò gây cảm tình, giúp đỡ, bắt rễ gợi khổ, khơi gợi căm thù, tuyên truyền đường lối cứu nước nhà của Đảng cho anh chị em.
Đồng chí Đặng Châu Tuệ và Vũ Thị Mai đã cùng với chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng ở Mạo Khê phát hành báo “Than” (do đồng chí Đặng Châu Tuệ và Vũ Thị Mai in ấn), góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng ở Mạo Khê phát triển nhanh từ tự phát sang tự giác.
Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất thì mới đảm bảo cho cách mạng thành công. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại diện cho quốc tế cộng sản đã triệu tập Hội nghị đại biểu của 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản Đảng (ở Bắc Kỳ), An Nam cộng sản Đảng (ở Nam Kỳ), Đông Dương cộng sản liên đoàn (ở Trung Kỳ), thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Trước khi đi dự hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã cử đồng chí Nguyễn Văn Cừ trở lại mỏ Mạo Khê, chuẩn bị điều kiện thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 03/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Một ngày cuối tháng 2-1930, đã diễn ra Hội nghị thành lập chi bộ Đảng Cộng sản ở Mạo Khê, tại căn nhà nhỏ đơn sơ hẻo lánh, cạnh xóm thợ, phía nam của mỏ (nay thuộc xóm Dân Chủ – thị trấn Mạo Khê), đồng chí Phùng (tức Nguyễn Văn Cừ) phụ trách Khu mỏ, giới thiệu đồng chí Trọng (tức Nguyễn Đức Cảnh) thay mặt Đảng công nhận từng đồng chí vào Đảng. Có đồng chí đã khóc vì cảm động và sung sướng được trở thành đảng viên của Đảng. Chi bộ gồm có 5 đồng chí: Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai, Bùi Đức Giao, Nguyễn Huy Sán, Bùi Văn Mạo. Đồng chí Đặng Châu Tuệ được chỉ định làm bí thư chi bộ.
Trong Hội nghị này, chi bộ đã thảo luận và quyết định một số nhiệm vụ trước mắt là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng, gây cơ sở ở nơi yết hầu của địch, phát động phong trào đấu tranh để mở rộng ảnh hưởng của Đảng.
Mặc dù trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, hội nghị thành lập chi bộ Đảng ở Mạo Khê được tổ chức đúng thủ tục và nguyên tắc của Đảng. Đây là chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Khu mỏ Quảng Ninh. Nó mở ra một bước ngoặt quan trọng cho phong trào công nhân tại Khu mỏ.
2. Các kỳ Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
 (1) Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ nhất (nhiệm kỳ 1969 – 1971): Từ ngày 02 đến ngày 06 tháng 10 năm 1969, tại Hội trường Giao Tế – Bãi Cháy – Thị xã Hòn Gai, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ nhất được khai mạc.
Dự Đại hội có 274 đại biểu chính thức, 13 đại biểu dự khuyết, đến từ 44 Đảng bộ trực thuộc trong toàn tỉnh. Đại hội còn có 29 đại biểu dự thính.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 34 ủy viên, trong đó có 32 ủy viên chính thức và 02 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Đức Tâm được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Hải được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
(2) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ II (nhiệm kỳ 1971 – 1974): Từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 12 năm 1971, tại Hội trường Giao Tế – Bãi Cháy – Thị xã Hòn Gai đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ II.
Dự Đại hội có 296 đại biểu, trong đó 271 đại biểu chính thức, 25 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 27.870 đảng viên trong tỉnh, tiêu biểu cho sự tập trung trí tuệ và tinh thần đấu tranh anh dũng, lao động cần cù, sáng tạo của Đảng bộ.
Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 35 ủy viên, trong đó 33 ủy viên chính thức và 02 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí, đồng chí Nguyễn Đức Tâm tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Hải được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
(3) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ III (Nhiệm kỳ 1974 – 1976): Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ III diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/01/1974 tại Hội trường Giao Tế – Bãi Cháy – Thị xã Hòn Gai.
Dự Đại hội có 286 đại biểu, trong đó có 260 đại biểu chính thức, 26 đại biểu dự khuyết.
Đại hội bầu ủy viên Ban Chấp hành khóa III gồm 40 đồng chí, trong đó có 32 ủy viên chính thức và 8 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Đức Tâm tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Hải được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
(4) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV (1976): Từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 4 năm 1976, tại Hội trường Giao Tế – Bãi Cháy – thị xã Hòn Gai, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV được khai mạc.
Dự Đại hội có 316 đồng chí (trong đó có 287 đại biểu chính thức và 29 đại biểu dự khuyết), thay mặt cho 27 nghìn đảng viên và 34 Đảng bộ trực thuộc tỉnh.
Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa IV gồm 39 đồng chí (trong đó 33 ủy viên chính thức và 6 ủy viên dự khuyết).
Đồng chí Nguyễn Đức Tâm tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm, đồng chí Nguyễn Thi được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
(5) Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ V
* Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ V vòng I (1976-1977): Từ này 14 đến ngày 22 tháng 11 năm 1976, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V (vòng I) diễn ra tại thị xã Hòn Gai.
Đại hội bầu 25 đại biểu thay mặt Đảng bộ tỉnh đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, trong đó có 6 đồng chí được Trung ương Đảng cử về dự Đại hội và ứng cử đại biểu đi dự Đại hội lần thứ IV của Đảng đã trúng cử với số phiếu cao.
* Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ V vòng II (1977-1980): Ngày 20 tháng 4 năm 1977, Đại hội đại biểu toàn tỉnh lần thứ V (vòng (II) diễn ra tại Hội trường Giao tế – Bãi Cháy – thị xã Hòn Gai. Đây là Đại hội mở đầu giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng Quảng Ninh thành tỉnh giàu mạnh theo tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng. Dự Đại hội có 500 đại biểu các huyện, thị, Đảng bộ trực thuộc tỉnh.
Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa V gồm 39 đồng chí trong đó 37 đồng chí ủy viên chính thức và 2 đồng chí là ủy viện dự khuyết.
Sau Đại hội, ngày 26/4/1977, Ban Chấp hành mới của Đảng bộ tỉnh khóa V đã họp phiên đầu tiên cử ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư, các Phó Bí thư…
Đồng chí Nguyễn Đức Tâm tiếp tục được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm, Nguyễn Thi được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
(6) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VI (1980 – 1982): Từ ngày 12 đến ngày 15/5/1980, tại Hội trường Giao Tế – Bãi Cháy – thị xã Hòn Gai, diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VI.
Dự Đại hội có 313 đại biểu (trong đó có 301 đại biểu chính thức và 12 đại biểu dự khuyết).
Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa VI gồm 43 đồng chí (trong đó 41 đồng chí ủy viên chính thức và 2 đồng chí ủy viên dự khuyết).
Đồng chí Nguyễn Đức Tâm tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Phạm Hoành, Nguyễn Thi được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
(7) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII
* Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII vòng I (1982-1983): Từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 1 năm 1982, Tại Hội trường Khách sạn Vườn Đào – Bãi Cháy – thị xã Hòn Gai, diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII (vòng I).
Tham dự Đại hội có 352 đại biểu, của 14 huyện, thị, đảng bộ trực thuộc, thay mặt cho gần 3 vạn đảng viên trong toàn Đảng bộ.
Đại hội thống nhất bầu 22 đại biểu đại diện cho Đảng bộ tỉnh đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V.
* Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII vòng II (1983 – 1986): Từ ngày 12 đến ngày 16/11/1983, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII (vòng II) diễn ra tại Khách sạn Vườn Đào – Bãi Cháy – thị xã Hòn Gai. Dự Đại hội có 373 đại biểu (trong đó có 346 đại biểu chính thức và 27 đại biểu dự khuyết).
Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa VII gồm 45 đồng chí (trong đó 43 đồng chí ủy viên chính thức và 02 đồng chí ủy viên dự khuyết). Đồng chí Lê Đại được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Phạm Hoành, đồng chí Nguyễn Văn Vấn được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
(8) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VIII (nhiệm kỳ 1986 – 1991): Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 10 năm 1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh  lần thứ VIII diễn ra tại Nhà văn hóa hữu nghị Việt – Nhật và Hội trường Khách sạn Vườn Đào – Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.
Dự Đại hội có 489 đồng chí (trong đó có 450 đại biểu chính thức và 39 đại biểu dự khuyết), thay mặt cho gần 4 vạn đảng viên toàn Đảng bộ.
Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa VIII gồm 57 ủy viên (trong đó 45 ủy viên chính thức và 12 ủy viên dự khuyết); Đại hội bầu 27 đại biểu đại diện cho Đảng bộ tỉnh đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Đồng chí Lê Đại được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Nguyễn Bình Giang, Đỗ Quang Trung được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
(9) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX
* Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX vòng I (1991): Thực hiện Chỉ thị 59 và Chỉ thị 65 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về mở Đại hội các cấp và tổ chức góp ý kiến vào các Dự thảo Văn kiện Đại hội VII của Đảng, từ ngày 22 đến ngày 25/4/1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX (vòng I) diễn ra tại Hội trường Khách sạn Vườn Đào – Bãi Cháy – thị xã Hòn Gai.
Về dự Đại hội có 400 đại biểu thay mặt trên 4 vạn đảng viên toàn Đảng bộ. Đại hội bầu 25 đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết thay mặt Đảng bộ tỉnh dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.
* Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX vòng II (1991-1996): Từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 10 năm 1991, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần IX (vòng II) diễn ra tại Hội trường Khách sạn Vườn Đào – Bãi Cháy – thị xã Hòn Gai.
Dự Đại hội có 399 đại biểu của các Đảng bộ huyện, thị xã và các Đảng bộ trực thuộc tỉnh.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa IX gồm 45 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Bình Giang được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Trần Ngọc Thụ, đồng chí Đỗ Quang Trung được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh  ủy.
(10) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ X (nhiệm kỳ 1996- 2001): Từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 5 năm 1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X diễn ra tại Hội trường Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham dự Đại hội có 350 đại biểu thay mặt cho 4,2 vạn đảng viên đã về dự (trong đó 48 đồng chí là Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa IX).
Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa X gồm 47 đồng chí và bầu 17 đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.
Đồng chí Nguyễn Bình Giang tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Trần Ngọc Thụ, đồng chí Hà Văn Hiền được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
(11) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2001- 2005): Từ ngày 10 đến 12 tháng 01 năm 2001, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI diễn ra tại Hội trường Nhà khách UBND tỉnh (thành phố Hạ Long). Tham dự Đại hội có 350 đại biểu (trong đó có 41 đại biểu đương nhiên), 309 đại biểu được bầu ra từ Đại hội các Đảng bộ trực thuộc, đại diện cho hơn 5 vạn đảng viện toàn Đảng bộ.
Đại hội bầu đoàn đại biểu gồm 16 chính thức và 02 dự khuyết đại diện cho toàn Đảng bộ đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI gồm 46 đồng chí. Tại phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành đã bầu Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí, Đồng chí Hà Văn Hiền được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Quynh được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
(12) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII (nhiệm kỳ 2005- 2010): Từ ngày 01 đến ngày 04 tháng 11 năm 2005, tại Trung tâm Tổ chức Hội nghị tỉnh đã diễn ta Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII. Sau phiên họp trù bị, chiều ngày 01/11/2005, đúng 8h ngày 02/11/2005, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã long trọng khai mạc. Dự Đại hội có 299 đại biểu chính thức, đại diện cho trên 6,1 vạn đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tinh khóa XII gồm 49 đồng chí; Bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X gồm 16 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết. Tại phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII, đã bầu ra 13 đồng chí tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng chí Nguyễn Văn Quynh tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Vũ Nguyên Nhiệm được bầu làm phó Bí thư Tỉnh ủy.
(13) Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII (nhiệm kỳ  2010-2015): Từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 9 năm 2010, tại Trung tâm Tổ chức hội nghị tỉnh đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII. Dự đại hội có 350 đại biểu, thay mặt cho 7,1 vạn đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khoá XIII gồm 55 đồng chí; bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIII đã bầu 15 đồng chí tham gia Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Đồng chí Vũ Đức Đam tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ, các đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Nguyễn Văn Đọc, Nguyễn Đức Long được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ. Tháng 8/2011, đồng chí Phạm Minh Chính được Trung ương điều động về làm Bí thư Tỉnh ủy thay đồng chí Vũ Đức Đam chuyển công tác về Trung ương.
(14) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015 – 2020, đại hội được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 10 năm 2015, tại thành phố Hạ Long. Dự đại hội có 349 đại biểu đại diện cho gần 90 nghìn đảng viên.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khoá XIV gồm 56 đồng chí; bầu Đoàn đại biểu thay mặt đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII gồm 21 đồng chí đại biểu chính thức, 01 đại biểu dự khuyết. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã bầu 15 đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; bầu đồng chí Nguyễn Văn Đọc – Bí thư Tỉnh ủy khóa XIII, Chủ tịch HĐND tỉnh tái cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa XIV; các đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Nguyễn Đức Long, Vũ Hồng Thanh tái cử Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc kiện toàn, bầu chức danh Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2015-2020 thay cho đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy nghỉ hưu theo chế độ, ngày 6/9/2019, tại TP Hạ Long, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV đã tổ chức Hội nghị lần thứ 42, để giới thiệu và bầu chức danh Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2015-2020. Kết quả, đồng chí Nguyễn Xuân Ký được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, khóa XIV, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
(15) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đại hội được tổ chức từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 9 năm 2020, tại thành phố Hạ Long, dự đại hội có 350 đại biểu đến từ 20 đảng bộ trực thuộc, đại diện cho 102.500 đảng viên toàn Đảng bộ.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành khoá mới gồm 53 đồng chí; bầu Đoàn đại biểu thay mặt đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII gồm 22 đồng chí đại biểu chính thức, 02 đại biểu dự khuyết. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã bầu 15 đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Đồng chí Nguyễn Xuân Ký tiếp tục được tín nhiệm giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ; các đồng chí Ngô Hoàng Ngân, Nguyễn Văn Thắng tái cử Phó Bí thư Tỉnh ủy; Ngày 24/8/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XV tổ chức hội nghị lần thứ 15, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XV, nhiệm kỳ 2020-2025.
V. NHỮNG TÌNH CẢM ĐẶC BIỆT BÁC HỒ DÀNH CHO QUẢNG NINH
1. Những lần Bác Hồ về thăm Quảng Ninh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới. Bác đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại cơm no, áo ấm cho nhân dân Việt Nam. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn quan tâm đến công nhân và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, Bác Hồ đã 09 lần về thăm Quảng Ninh.
(1) Lần thứ nhất
Lần đầu Bác Hồ đặt chân đến đất Quảng Ninh và vịnh Hạ Long là ngày 24/3/1946, khi chiếc thuỷ phi cơ Ca-ta-li-na của Pháp đón Bác từ Gia Lâm bay đến vịnh Hạ Long, hạ cánh lúc 10 giờ sáng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể: “Chiếc Ca-ta-li-na đáp nhẹ nhàng xuống mặt biển. Viên Đô đốc Cao uỷ cùng với Lơ-cơ-léc đã đứng đợi trên tuần dương hạm E-min Béc-tanh.
Cuộc đón tiếp diễn ra long trọng.
Những loạt súng chào nổ vang. Chủ khách bắt tay nhau. Đác-giăng-li-ơ giới thiệu những quan khách ra đón Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác giới thiệu những người đi theo. Chiếc chiến hạm mở máy ra khơi. Một tiệc rượu được tổ chức trên tàu. Viên đô đốc nâng cốc nói:
– Cuộc hội kiến này là một cuộc hội kiến đầu tiên để thắt chặt tình thân thiện giữa nước Pháp và nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tôi xin chúc mừng sức khoẻ của Chủ tịch và chúc nước Việt Nam cường thịnh.
Đác-giang-li-ơ nhấn mạnh đây là cuộc hội kiến đầu tiên. Y cố tự ý cho mình là người thay mặt nước Pháp tại Đông Dương, chứ không phải là Lơ-cơ-léc, người đã gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
Đáp lời viên đô đốc, Bác nói thẳng thắn:
– Sở dĩ có cuộc hội kiến này cũng là vì có ngày 6/3/1946. Về phần chính phủ Việt Nam, chúng tôi đã thi hành đúng bản Hiệp định sơ bộ rồi. Còn về phần nước Pháp, chúng tôi mong ngài cũng nên thành thực để đi đến thể hiện tình thân thiện giữa nước Việt Nam và nước Pháp.
Đác-giăng-li-ơ mời chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt hạm đội. Chiếc chiến hạm chạy lần lượt tới trước những con tàu có nhiều khẩu pháo lớn ghếch nòng đứng sắp thành hàng dài trên mặt biển. Sau đó, nó bắt đầu thả neo. Chủ tịch Hồ Chí Minh buông quai mũ, đứng cùng Đác-giăng-li-ơ trên boong duyệt hạm đội Pháp. Thuỷ thủ Pháp hô vang chào mừng vị Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Trên máy bay trở về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với Xa-lăng:
– Nếu đô đốc muốn đem tàu bè ra để lung lạc tôi thì ông ta đã lầm to. Những tàu đó không thể nào đi ngược các dòng sông của chúng tôi.
(2) Lần thứ hai
Cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ giành thắng lợi. Từ ngày 03 đến ngày 05 tháng 10/1957, Bác Hồ về thăm khu Hồng Quảng, thăm vịnh Hạ Long. Ngày 4/10/1957, nhân dân thị xã Hồng Gai họp mít tinh mừng đón Bác, nghe Bác nói chuyện.
Bác khen các tầng lớp nhân dân vùng mỏ đoàn kết chặt chẽ, rất cố gắng khắc phục khó khăn khôi phục đời sống, khôi phục và phát triển kinh tế. Bác răn dạy cán bộ, đảng viên những điều chí lí: “cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền không phải làm quan cách mạng ăn trên ngồi chốc. Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần kiệm liêm chính. Muốn thế phải gần gũi nhân dân, khuyến khích nhân dân, lãnh đạo nhân dân”.
Về Quảng Ninh lần ấy, Bác đã đi thăm nhiều cảnh đẹp của vịnh Hạ Long. Chiếc ca-nô đưa Bác từ Bãi Cháy qua hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu rồi đến Cửa Giữa. Ca-nô dừng lại ở vũng Nam Hoa, bên doi cát trắng mịn hình trăng lưỡi liềm. Bác bước xuống doi cát, dừng lại giây lát, ngắm đảo nói chung quanh. Sau đó, Bác cùng một số đồng chí trong đoàn tắm biển và tắm nắng ở doi cát.
Ngày thứ hai, Bác vào thăm hang Đầu Gỗ. Từ chân đảo đến cửa hang phải leo lên 90 bậc. Bác nhanh nhẹn đi qua 90 bậc đó. Đến cửa hang, Bác bảo những người cùng đi:
– Các chú phải là người vãn cảnh như Bác, thế mới vui! Cảnh đẹp một người không thể truyền đạt lại cho nhiều người. Tất cả các chú phải cùng Bác thưởng thức.
Ngày thứ ba, ca-nô đưa Bác đến các đảo: Ẵm Em, rồi đến Hòn Đũa, Vũng Đục… Đến đảo Rều, Bác xuống tắm ở bãi cát dưới chân đảo này. Bác nghỉ trên một tấm ván đặt ngang qua con suối cạn, dưới giàn cây gia mắt mèo.
Bác tiếp tục đến thăm lạch Ông Cụ. Ở đấy, có một hòn núi đá rất giống ông cụ ngồi trầm ngâm trên mặt nước. Bác ngồi bên hòn núi đá ngắm trời nước.
Ca-nô còn đưa Bác đi theo lạch Gà Chọi, qua núi Hang Gà, ghé vào bãi Ghềnh Rú. Ở đây có hang Trống. Hang có hai cửa đối diện nhau qua một vách đá dẹt và không cao. Từ cửa hang bên này, nhìn qua hang, thấy cửa hang bên kia. Âm thanh của biển dội vào trong hang nghe thùng thùng như tiếng trống. Ca-nô dừng lại trước cửa hang Trống một lúc để Bác ngắm cảnh. Rồi tiếp tục di sâu vào trung tâm vịnh. Gần đến vũng Tàu Đắm, một lạch hẹp nằm giữa hai triền núi đá, Bác bảo neo thuyền ở đấy để đi câu cá.
Từ chỗ Bác ngồi câu cá nhìn ra là vũng biển khá rộng. Phía bắc vũng này là Hòn Rồng, phía Tây là quần đảo Long Châu. Chính trên vùng biển này, vào ngày 24/3/1946, Bác đã hội đàm với Cao uỷ Pháp Đác-giăng-li-ơ để xúc tiến việc ký một hiệp định chính thức giữa ta và Pháp mà trong Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 hai bên đã thoả thuận ( ).
(3) Lần thứ ba
Từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 3 năm 1959, Bác Hồ về thăm và làm việc với Khu Hồng Quảng.
Ngày 29-3-1959, buổi sáng, Bác thăm Sở Chỉ huy Trung đoàn 244 tại Bãi Cháy (có tài liệu nói Bác thăm trường huấn luyện Hải quân), sau đó Bác đi thăm vùng biển bằng thuyền.
Ngày 30-3-1959, buổi sáng Bác đi thăm ngư dân, Người cùng đánh cá với ngư dân và nghỉ trưa trên đảo Hòn Rều. Buổi chiều ngày 30-3-1959, Bác đi thăm công trường khai thác than mỏ Đèo Nai (Cẩm Phả). Tại buổi nói chuyện với cán bộ, công nhân mỏ Đèo Nai, Bác nói: “Than vùng mỏ vào loại tốt nhất của thế giới. Cảnh của Vùng mỏ vào loại kỳ quan của loài người. Các chú phải làm than cho tốt!”. Bác cũng ân cần nhắc nhở: “Chất lượng than khai thác còn kém, than cục chưa đảm bảo đúng tỷ lệ quy định; công tác bảo hộ lao động yếu”.
Bác nói: “Cán bộ có cố gắng, nhưng chưa đầy đủ và còn một số cán bộ quan liêu, mệnh lệnh, cần phải gần gũi giúp đỡ công nhân sản xuất. Công nhân và cán bộ đoàn kết thành một khối thì việc gì cũng làm được”.
Ngày 31-3-1959, Bác cùng đồng chí Nguyễn Lương Bằng đến quân cảng Bãi Cháy, lên tàu Hải quân, đi thăm trận địa pháo của đại đội pháo 34 trên đảo Hòn Rồng.
(4) Lần thứ tư
Từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 2 năm 1960. Lần này, Bác về thăm đồng bào các dân tộc tỉnh Hải Ninh.
Trong thời gian thăm và làm việc tại Hải Ninh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thăm Hợp tác xã nông nghiệp Soáy Nguồn, lâm trường Đoan Tĩnh, Trường Thanh niên Cờ Đỏ, Trường cấp I, II Móng Cái. Người qua cầu Hữu Nghị Bắc Luân, ngắm nhìn phố Đông Hưng và ghé thăm một trường học của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa bên bờ sông biên giới.
Trong buổi nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Hải Ninh tại Móng Cái sáng ngày 20-2-1960, Bác nói chuyện với đồng bào về hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân ta trong giai đoạn ấy là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Bác nhấn mạnh: Xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công thì đấu tranh thống nhất nước nhà nhất định thắng lợi.
Khen ngợi đồng bào, bộ đội và các cháu thiếu niên học sinh trong tỉnh có phong trào lao động xã hội chủ nghĩa khá.
Cuối cùng Bác nói: “Tỉnh Hải Ninh có dân tộc, đã có sẵn truyền thống đoàn kết, nay càng đoàn kết hơn nữa. Đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo, đoàn kết Việt-Trung. Đoàn kết là sức mạnh, có sức mạnh đoàn kết thì việc gì cũng thành”.
(5) Lần thứ năm
Trong hai ngày 08, và 09 tháng 5 năm 1961, Bác Hồ về thăm Móng Cái, Tiên Yên và đảo Cô Tô của tỉnh Hải Ninh.
Sáng ngày 8-5-1961, Bác thăm trung đoàn 248 tại Tiên Yên. Buổi chiều, Bác về Trà Cổ, Bác kéo lưới với ngư dân trên bãi biển.
 Ngày 09 tháng 5 năm 1961. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thăm đảo Cô Tô, một hòn đảo xa đất liền. Bác đã đến nhiều xóm trên đảo, thăm các đơn vị bộ đội, các cơ sở sản xuất. Người ân cần thăm hỏi sức khoẻ của các cụ phụ lão, tìm hiểu về đời sống nhân dân và các đơn vị vũ trang bảo vệ đảo. Bác khen ngợi nhân dân trên đảo đoàn kết chặt chẽ, khắc phục khó khăn, thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm ăn vui vẻ, tiến bộ.
Người căn dặn đồng bào cần phải áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuát, cần đẩy mạnh nghề cá, giúp đỡ bộ đội bảo vệ hải đảo thân yêu của Tổ quốc. Người động viên anh em bộ đội, cán bộ, công an và nhân dân đảo Cô Tô khắc phục khó khăn, đoàn kết chặt chẽ, làm tốt hơn nữa công tác văn hoá, giáo dục và việc cải thiện đời sống. Người lưu ý Tỉnh uỷ Hải Ninh và các lực lượng vũ trang, cần nhận thức rõ vị trí đặc biệt hiểm yếu của đảo Cô Tô, cần cảnh giác với âm mưu phá hoại của bọn đế quốc và các loại phản động.
Bác nói Thủ đô Hà Nội tuy cách xa đảo, nhưng Đảng và Chính phủ luôn luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết, cố gắng và tiến bộ.
Các chiến sĩ trên đảo nhớ mãi lời dạy của Bác: Nơi hiểm yếu không chỉ cần súng lớn mà còn cần phải có lòng “trung với Đảng, hiếu với dân”.
Sau này, nhân dân và bộ đội trên đảo Cô Tô đề đạt nguyện vọng với Bác cho phép được dựng tượng của Người để lưu giữ mãi hình ảnh Người đến đảo. Đây là bức tượng duy nhất được Người ưng thuận cho phép tạc dựng khi Người còn sống. Hàng ngày ngắm nhìn tượng Bác, đồng bào và chiến sĩ sống trên quần đảo Cô Tô hiểu rằng Bác nhắc nhở mọi người đây là mảnh đất của nước Việt Nam, là tiền đồn của Tổ quốc thân yêu. Tất cả phải cố gắng bảo vệ, gìn giữ và phải phấn đấu vươn lên, mọi mặt đều tiến bộ để xứng đáng với tình cảm của Bác Hồ đã giành cho dân đảo.
(6) Lần thứ sáu
Trong hai ngày 21, 22 tháng 01 năm 1962, Bác Hồ cùng anh hùng vũ trụ Liên Xô Ghéc-man Ti-tốp về thăm khu Hồng Quảng, thăm vịnh Hạ Long.
Nhân dân thị xã Hồng Gai họp mít tinh lớn chào đón Bác và hoan nghênh Ghéc-man Ti-tốp. Bác phát động công nhân và mọi tầng lớp nhân dân phấn đấu trong lao động sản xuất, công tác và học tập giành “Danh hiệu Ti-tốp” vẻ vang. Bác dặn ai đạt “Danh hiệu Ti-tốp” trong phong trào thi đua này thì báo cho Bác biết, Bác sẽ có quà thưởng gửi về tặng.
Bác cùng anh hùng Liên Xô Ghéc-man Ti-tốp đi thăm vịnh Hạ Long. Bác Hồ và Ti-tốp lại đến vũng Nam Hoa, nơi có doi cát trắng mịnh hình trăng lưỡi liềm nơi Bác tắm biển trong lần đi thăm vịnh Hạ Long tháng 10/1957. Bác Hồ và anh hùng vũ trụ Liên Xô Ghéc-man Ti-tốp cũng lại dừng nghỉ và xuống tắm biển doi cát hình trăng lưỡi liềm ấy.
Du ngoạn trên vịnh Hạ Long lần đó, thấy một hòn đảo đá rất đẹp, Bác hỏi một đồng chí lãnh đạo địa phương ngồi cạnh:
– Đảo này đã có tên chưa?
– Thưa Bác, đảo chỉ mới đánh số trên hải đồ, còn tên riêng thì chưa ai đặt ạ!
– Theo Bác chú nên thưa với đồng bào ta đây, đặt tên cho đảo ấy là “Đảo Ti-tốp”.
Theo ý nguyện Bác, trong một phiên họp, Hội đồng nhân dân tỉnh đã nhất trí đặt tên cho hòn đảo số 47 trên hải đồ Hạ Long là “Đảo Ti- tốp”.
Phong trào thi đua giành “Danh hiệu Ti-tốp”, sau 9 tháng phấn đấu, hầu hết các ngành sản xuất, công tác… đều có những đơn vị, cá nhân đạt được. Ngày 3/11/1962, Bác đã quyết định tặng bằng khen cho các đơn vị và cá nhân lập nhiều thành tích trong đợt thi đua giành “Danh hiệu Ti- tốp” do Người phát động.
(7) Lần thứ bảy (ngày 13/11/1962), Bác thăm đảo Ngọc Vừng và quân cảng Vạn Hoa. Bác gặp gỡ cán bộ, nhân dân và các đơn vị bộ đội đóng trên đảo. Trong buổi nói chuyện, Bác nhắc nhở “Bộ đội và nhân dân phải đoàn kết, bộ đội phải giúp đỡ nhân dân, xây dựng hợp tác xã; nhân dân phải giúp bộ đội chiến đấu, phục vụ chiến đấu”. Hơn 8 năm sau, ngày 12/6/1969, Bác Hồ lại gửi tặng đồng bào và lực lượng vũ trang các đảo Cô Tô ảnh của Người, tấm ảnh được Bác viết dòng chữ “Chào thân ái và quyết thắng”.
(8) Lần thứ tám: ngày 23/11/1963, Bác về thăm đảo Tuần Châu và căn dặn: “Phải biến Tuần Châu thành ngọc châu”.
(9) Lần thứ chín
Ngày 02 tháng 02 năm 1965, (tức ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán Ất Tỵ), Bác Hồ đã về thăm, chúc tết đồng bào, cán bộ, các lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh. Trong buổi mít tinh đón Người tại thị xã Hòn Gai, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Chính phủ chúc tết đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh, chúc mừng và cảm ơn các chuyên gia nước ngoài đang tận tình giúp đỡ chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người khen ngợi việc hợp nhất hai tỉnh đã thành công tốt đẹp, cán bộ và đồng bào các dân tộc đoàn kết vui vẻ, hăng hái thi đua, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, quyết tâm xây dựng Quảng Ninh thành một tỉnh giàu đẹp. Người khen ngợi những thành tích mà quân và dân tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trên các lĩnh vực sản xuất, chiến đấu. Người căn dặn đội ngũ cán bộ, đoàn viên và đoàn viên công đoàn phải xung phong gương mẫu hơn nữa. Đẩy mạnh các phong trào thi đua hành động cách mạng; coi trọng công tác tư tưởng, công tác tổ chức quản lý; thường xuyên bồi dưỡng quyết tâm chiến đấu và nhiệt tình cách mạng cho đội ngũ cán bộ và công nhân…
Trong dịp này, Bác tặng ngành than “Cờ thưởng luân lưu thi đua khá nhất”; tặng 24 cán bộ, 30 công nhân (5 công nhân gái), 54 tổ sản xuất là hạng khá nhất của ngành than mỗi người và mỗi đơn vị một thiếp chúc mừng năm mới.
Trên đường từ thị xã Hồng Gai về thị xã Uông Bí, Người dừng chân tại khu rừng thông Yên Lập, thăm một gia đình nông dân người Hoa.
Tại thị xã Uông Bí, nói chuyện với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trong buổi đón tiếp Người, Bác khen ngợi thành tích của các chuyên gia Liên Xô và cán bộ công nhân Việt Nam đang xây dựng nhà máy nhiệt điện. Người căn dặn: “Hiện nay nhà máy điện Uông Bí và mỏ Vàng Danh đều là những xí nghiệp vào loại to và hiện đại nhất của nước ta. Than và điện rất cần cho công nghiệp và nông nghiệp, các cô, các chú hãy ra sức làm cho nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.
Ngoài ra, ngày 15/11/1968, do tuổi cao, sức yếu không về thăm vùng Mỏ được, Bác Hồ đã cho mời Đoàn đại biểu công nhân, cán bộ ngành Than về báo công với Bác tại Phủ Chủ tịch. Bác căn dặn: “Xây dựng ngành Than trở thành một ngành kinh tế gương mẫu cho các ngành kinh tế khác và tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh giàu đẹp”. Lời dạy ân cần ấy, tỉnh Quảng Ninh hôm nay đã và đang phát triển với nhịp độ cao “một ngày bằng hai mươi năm” và ngành Than phát triển vượt bậc, vững bước tiến lên trên con đường CNH, HĐH.
2. Nơi duy nhất được dựng tượng Bác khi Bác đang còn sống
Ngày 9/5/1961, lần đầu tiên Bác Hồ đã ra thăm đảo Cô Tô và căn dặn đồng bào, chiến sĩ trên đảo: “… Thủ đô Hà Nội tuy cách xa các đảo, nhưng Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết cố gắng và tiến bộ”. Với tấm lòng kính trọng vô hạn đối với Bác Hồ, quân và dân trên đảo Cô Tô đã xin được dựng tượng Người trên đảo, để lúc nào cũng được nhìn thấy hình ảnh của Người. Và nguyện vọng của bà con trên đảo Cô Tô đã được Bác Hồ đồng ý. Năm 1968, tượng đài Bác Hồ đã được nhà điêu khắc Nguyễn Văn Quế cùng các đồng nghiệp bắt tay vào thực hiện.
Lúc đầu, tượng Bác được dựng bán thân, với chất liệu làm bằng thạch cao, tay phải giơ lên cao vẫy chào đồng bào. Tượng cao 1,8m (cả bệ là 4 m). Công trình được khánh thành ngày 22/5/1968, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 78 của Bác. Năm 1976, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 86 của Bác, tượng Bác bán thân được thay bằng tượng toàn thân, với chất liệu bê tông cốt thép. Tượng có chiều cao 4,5m, cả bệ cao 9m, nằm cách bờ biển 100m. Năm 1996, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 106 của Bác, tượng Bác bằng bê-tông được thay bằng đá gra-nít. Cho đến ngày nay, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cô Tô vẫn được đánh giá là tượng đài Bác có quy mô to lớn, đẹp nhất vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
3. Là tỉnh được Bác Hồ đặt tên
Khi sáp nhập tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng, Bác đề nghị lấy mỗi tỉnh một chữ cuối của Hồng Quảng và Hải Ninh, ghép lại thành Quảng Ninh, vừa dễ hiểu, vừa dễ nhớ, lại có nhiều nghĩa. “Quảng” là rộng lớn, “Ninh” là yên vui, bền vững. Quảng Ninh là một vùng rộng lớn, yên vui, bền vững. Ông cha ta đã chẳng từng đặt những tên An Bang, Ninh Hải, Hải Ninh, An Quảng, Quảng Yên đó sao?  Bác còn nói thêm: “Nước bạn có Quảng Đông, Quảng Tây, ta có Quảng Ninh. Đôi bên cùng nhau xây dựng tình hữu nghị, cùng nhau thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, được không?”.
Vào ngày 30/10/1963, trong phiên họp toàn thể Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ 7, tất cả các đại biểu đều nhất trí thông qua tờ trình của Chính phủ: Hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh – Một cái tên tưởng đơn giản mà Bác đã suy nghĩ và gửi gắm vào đó bao điều kỳ vọng.
VI. NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ ĐƯỢC ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRAO TẶNG CHO TỈNH QUẢNG  NINH
1- Huân chương độc lập hạng Nhất năm 1967;
2- Huân chương độc lập Hạng Ba năm 1979;
3- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1979;
4- Huân chương Sao Vàng năm 1985;
5- Huân chương Hồ Chí Minh năm 2010;
6- Huân chương Độc lập Hạng Nhất năm 2013;
7- Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 2015.
VI. MỘT SỐ THÀNH TỰU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
1. Quảng Ninh – Phát triển ngay trong chiến tranh bom đạn (1963 – 1985)
Chính quyền non trẻ khi vừa thành lập đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, quân và dân Quảng Ninh còn phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Ngày 5/8/1964, máy bay Mỹ ném bom mở đầu thời kỳ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Quảng Ninh đã đánh thắng giặc Mỹ ngay trận đầu, bắn rơi 3 máy bay phản lực siêu âm, bắt sống phi công Mỹ đầu tiên – Trung uý Anvaret. Ngày 5/8/1964 đã trở thành ngày đánh thắng trận đầu của Quân chủng Phòng không- Không quân Việt Nam, trong đó quân và dân Quảng Ninh đã góp phần xứng đáng viết lên truyền thống hào hùng đó.
Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế cũng cho thấy những dấu hiệu rất tích cực. Trong năm 1964, Quảng Ninh còn hoàn thành vượt mức khai thác 1 triệu tấn than đề ra, đưa tỉnh trở thành đầu tàu trong ngành công nghiệp khai thác than của cả nước.
Ngày 2/2/1965, Quảng Ninh vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất Quảng Ninh được đón Bác Hồ kể từ khi được mang tên mới. Bác đã có buổi nói chuyện thân mật với đồng bào trong cuộc mít-tinh tại sân trường cấp III Hòn Gai. Trên đường đi, Bác cũng dừng chân tại trường cấp I Phạm Hồng Thái (huyện Đông Triều), đồi thông Yên Lập (Uông Bí) để trò chuyện với nhân dân, các chuyên gia nước ngoài làm việc tại nơi đây.
Hai thời tổng thống Mỹ Johnson và Nixon cũng là hai thời kì Quảng Ninh bị đánh phá ác liệt. Quân và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh đã chiến đấu, đánh trả 7.417 đợt máy bay vào dội bom xả đạn, bắn rơi trên 200 máy bay hiện đại, bắn chìm nhiều tàu chiến, diệt và bắt nhiều giặc lái của Mỹ. Không chỉ kiên cường trong chiến đấu, công nhân và nông dân cùng các tầng lớp lao động trong tỉnh vẫn giữ vững nhịp độ sản xuất, nâng cấp 117 km đường bộ nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động, rèn luyện thân thể.
Tìm hiểu những tài liệu lịch sử, có thể tự hào nhận thấy rằng, trong thời kỳ chiến tranh bom đạn, bên cạnh việc anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm, tỉnh Quảng Ninh vẫn tập trung chỉ đạo, điều hành sản xuất, đảm bảo đời sống, giữ vững an ninh chính trị, duy trì, nâng cao các hoạt động văn hóa xã hội… Mọi lĩnh vực hoat động trên đất mỏ không những giữ được ổn định mà còn tiếp tục phát triển. Theo số liệu thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp năm 1975 của tỉnh Quảng Ninh đạt 2.169 tỷ đồng, tăng 594 tỷ đồng so với năm 1965 (giá cố định 1970). Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp năm 1975 bằng 1,21 lần so với năm 1965.
Đại thắng mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội theo cương lĩnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976). Song, ngay tức thì, đất nước ta lại đứng trước những khó khăn, thách thức không hề nhỏ.
Trong bối cảnh chung của đất nước, của vùng mỏ là vậy, song thật đáng tự hào khi nhớ lại những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang, đội ngũ công nhân và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh đã tự tháo gỡ khó khăn, tiếp tục phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hàng vạn thợ mỏ vẫn bám tầng, bám máy để sản xuất thật nhiều than cho nền kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn này, tỉnh Quảng Ninh cũng đã thành lập đoàn tàu viễn dương để buôn bán với nước ngoài; xuất khẩu hàng hóa để thu ngoại tệ. Từ 1981 đến 1985, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 26.713.881 đồng Rúp và Đô-la. Ngoại tệ thu được đã đầu tư cho các ngành, các địa phương trong tỉnh phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và tích lũy.
2. Quảng Ninh – những bước tiến lớn trong thời kỳ đầu đổi mới (1986 – 2010)
Thực hiện công cuộc đổi mới theo đường lối Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986), tỉnh Quảng Ninh chú trọng phát triển các ngành khai thác than đá, sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Việc thực thi cơ chế chính sách đổi mới đã tạo cho Quảng Ninh một diện mạo mới và bước phát triển nhanh chóng. GDP tăng bình quân từ 9,6%/ năm giai đoạn 1986 – 1995 lên 12,65%/ năm trong giai đoạn 1996 – 2005, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm từ 18 đến 20% năm… Từ một tỉnh Trung ương phải hỗ trợ 90% nhu cầu lương thực, thực phẩm, 70% – 80% về ngân sách, đến năm 1995, tỉnh Quảng Ninh đã cân đối được ngân sách, có đóng góp cho Trung ương, tự giải quyết được những khó khăn lớn về hàng hóa tiêu dùng, lương thực, thực phẩm…
Phát huy truyền thống “kỷ luật và đồng tâm”, công nhân ngành than tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, đưa tỉnh Quảng Ninh trở thành một trong những đầu tàu công nghiệp của miền Bắc. Năm 2005 đánh dấu một mốc son của ngành khi Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khai quyết định thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. Sản lượng khai thác than được tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1964 sản lượng than chỉ đạt trên 1 triệu tấn; hơn 30 năm sau, năm 1995 con số này chỉ ở mức 7,6 triệu tấn, thì năm 2011, tập đoàn đã khai thác được 48,2 triệu tấn với doanh thu đạt trên 93 ngàn tỷ đồng.
Giai đoạn 2006-2011, tỉnh Quảng Ninh có mức tăng trưởng cao với mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 12%/năm, cao gần gấp đôi mức tăng trưởng trung bình của cả nước là 6,5%. GDP bình quần đầu người năm 2011 dạt 46,7 triệu đồng, cao gấp 1,6 lần mức trung bình cả nước. Tỉnh đã có bước tiến dáng kể trong việc dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào nông nghiệp và khai thác than; ngành dịch vụ chiếm 37% tỷ lệ đóng góp vào GDP.
Cũng trong giai đoạn này tỉnh thu hút được khối lượng đầu tư lớn. Vốn đầu tư phát triển tăng gấp đôi từ 16,5 nghìn tỷ đồng năm 2006 lên 38,4 nghìn tỷ đồng năm 2011. Mức vốn đầu tư trung bình hàng năm đạt 96% GDP, lớn gấp 2,3 lần mức đầ tư trung bình của Việt Nam. Tổng thu ngân sách nhà nước tăng hơn 5 lần từ 6,679 nghìn tỷ đồng năm 2006 lên 37,398 nghìn tỷ đồng năm 2011. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng đạt những thành tựu nổi bật về y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường.
3. Quảng Ninh – Vững vàng trong giai đoạn (2010 – 2016)
Kế thừa những thành tựu quan trọng đạt được sau hơn 25 năm đổi mới, nhất là giai đoạn 2006 -2010; Quảng Ninh bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đặc biệt khó khăn. Song với sự nỗ lực, sáng tạo, quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành cùng với sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, những khó khăn từng bước được khắc phục; kinh tế – xã hội được duy trì ổn định và đạt mức tăng trưởng phù hợp. GDP bình quân nửa nhiệm kỳ tăng 8,53%/năm; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân ước đạt 12,37%/năm, số tăng tuyệt đối cao hơn gấp 2,79 lần nửa nhiệm kỳ trước.
Bám sát mục tiêu thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo cơ sở, nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững những năm tiếp theo, bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng: Công tác tổ chức lập quy hoạch được đổi mới căn bản cả về nhận thức và cách làm theo hướng coi trọng chất lượng, các cấp, các ngành cùng tham gia thực hiện, khắc phục tình trạng khoán trắng. Chủ động nắm bắt thời cơ, Quảng Ninh xây dựng và đề xuất mô hình phát triển mới cho vùng động lực và các cơ chế, chính sách đặc thù tạo nguồn lực và tiền đề phát triển lâu dài. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nhất là đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Tỉnh đã làm việc với một số nhà đầu tư chiến lược triển khai nhiều dự án quan trọng, cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh được cải thiện và hấp dẫn hơn, niềm tin của các nhà đầu tư tăng lên. Các dự án, công trình quan trọng, nhất là các công trình giao thông huyết mạch được tập trung nguồn lực triển khai. Tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông nửa nhiệm kỳ đạt 4.633 tỷ đồng, chiếm 29% tổng nguồn và tăng 128% so với cả nhiệm kỳ trước (2006-2010).
Phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, tỉnh tập trung khuyến khích và huy động cả xã hội chung tay xây dựng nông thôn mới. Mặc dù kinh tế khó khăn, song công tác đảm bảo an sinh xã hội được tỉnh đặc biệt quan tâm, tổng chi cho an sinh xã hội nửa nhiệm kỳ qua đạt gần 3.000 tỷ đồng, tăng 640% so với giai đoạn 2006-2008. Bình quân giải quyết 2,69 vạn lao động/năm và góp phần giảm 1,72% tỷ lệ hộ nghèo/năm. Việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất có nhiều tiến bộ; công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và cải cách hành chính và triển khai xây dựng chính quyền điện tử gắn với các trung tâm hành chính công được quan tâm tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị – xã hội ổn định. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại, hoạt động xúc tiến đầu tư đạt kết quả nổi bật…
Những kết quả đạt được nêu trên đã tạo thêm thế và lực mới thúc đẩy Quảng Ninh phát triển. Trong tình hình chung đặc biệt khó khăn, song với sự đồng tâm hiệp lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân vùng Mỏ, Quảng Ninh khẳng định những nguồn lực dồi dào đạt được mục tiêu phát triển nhanh, bền vững hơn trong giai đoạn tới.
Hơn nửa thế kỉ được thành lập, quân và dân Quảng Ninh đã chứng minh là một trong những cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam với truyền thống “kỷ luật và đồng tâm”, là lực lượng xung kích thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
4. Quảng Ninh – diện mạo ngày nay (2016 – 2023)
Trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua, với vai trò, trách nhiệm của một địa phương được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ví như “Một Việt Nam thu nhỏ”, luôn được Trung ương xác định có vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; có vị trí rất quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước.
Trải 60 năm xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Ninh, sau 36 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là trong hơn 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương; trên nền tảng kết tinh của các thế hệ; Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã không ngừng nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, dấu ấn nổi bật trên mọi phương diện; tạo bước phát triển bứt phá, đưa Quảng Ninh từ một địa phương nằm trong tình trạng yếu kém, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương trở thành một trong những tỉnh công nghiệp, dịch vụ năng động, sáng tạo, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực, trở thành trung tâm đổi mới của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, là cực tăng trưởng toàn diện của phía Bắc, 7 năm liên tục 2016 – 2022 đạt tốc độ tăng trưởng GRDP trên hai con số, tốc độ đô thị hóa đứng ở tốp đầu cả nước chỉ sau các thành phố trực thuộc Trung ương. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện đáng kể; quy mô, tiềm lực của nền kinh tế tăng lên rõ rệt; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững hơn.
Trên quan điểm, mỗi người dân tỉnh Quảng Ninh đều được hưởng thành quả tăng trưởng, không để ai bị bỏ lại phía sau, 5 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành 19 chính sách riêng về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, yếu thế; từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền. Tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành đưa điện lưới quốc gia đến 100% các thôn, bản vùng cao, biên giới và các đảo có người dân sinh sống. Bên cạnh đó, mở rộng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Diện mạo thành thị và nông thôn của tỉnh được thay đổi rõ rệt, nhất là tại các khu vực đặc biệt khó khăn, nông thôn, miền núi, biên giới, biển, đảo. Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh thực hiện tốt các mục tiêu, như chính trị ổn định, xã hội trật tự, giữ vững kỷ cương, an ninh, an toàn, văn minh; quốc phòng, an ninh được bảo đảm, chủ quyền biên giới, biển, đảo quốc gia được giữ vững, không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.
Đặc biệt, trong 03 năm 2020 và 2021, 2022 dù chịu tác động tiêu cực, nghiêm trọng chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra, song tỉnh Quảng Ninh vẫn tự lực, tự cường, kiên cường, bằng những quyết sách khoa học, đúng đắn, táo bạo, sát thực tiễn, phát huy hiệu quả, giữ vững địa bàn “An toàn – Ổn định – Phát triển trong trạng thái bình thường mới”, chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, trở thành một trong số ít những địa phương điển hình, điểm sáng của cả nước về phòng, chống dịch COVID-19, vừa chăm lo bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân, vừa thực hiện thành công “mục tiêu kép”, với tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2020 đạt 10,05%, năm 2021 đạt 10,28%, GRDP năm 2022 đạt 10,28%, thu ngân sách nhà nước đạt 56.500 tỷ đồng, thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước có số thu nội địa cao; đời sống vật chất, tình thần của nhân dân không ngừng được nâng lên; giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn văn minh; Nhân dân được hưởng cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Những nỗ lực đó đã để lại dấu ấn rất sâu đậm trong đời sống xã hội, thực sự rất đáng trân trọng, phấn khởi, tự hào, không chỉ góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng bộ, chính quyền, mà còn đối với chủ trương, mô hình dự án phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường sự đồng thuận trong nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo ra khí thế mới, động lực mới, sức mạnh mới, tạo đà để tỉnh Quảng Ninh vững bước trong chặng đường tiếp theo, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.
Những thành tựu mà tỉnh Quảng Ninh đạt được thời gian vừa qua có dấu ấn không nhỏ của việc đổi mới tư duy, xác định tầm nhìn trong chủ trương và hành động cũng như vun đắp và nuôi dưỡng khát vọng vươn lên. Việc đổi mới tư duy nhận thức, xác định phương hướng phát triển, Quảng Ninh đã đưa ra và là địa phương đi đầu cả nước về thực hiện các mô hình có tính đột phá như: Mô hình “Dân tin – Đảng cử”; mô hình “Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh”; mô hình “Lãnh đạo công, quản trị tư”, “đầu tư tư, sử dụng công”, “sở hữu công, quản trị tư”;… mô hình “Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư gắn với thúc đẩy xã hội hóa nguồn lực và quản lý”; mô hình tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; mô hình “vốn hóa” các giá trị văn hóa thành nguồn lực, động lực cho phát triển KT-XH; mô hình tổ chức và hoạt động của trung tâm hành chính công gắn với cải cách hành chính; mô hình thúc đẩy chính quyền số, chính quyền điện tử; mô hình phát triển các đảo ven bờ; mô hình tổ chức trục động lực, mở rộng không gian, hàng lang phát triển; mô hình tăng cường năng lực đối trọng xuyên biên giới.
  Việc thực hiện có hiệu quả thí điểm các mô hình với sự chủ động, sáng tạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm, những năm qua, Quảng Ninh luôn là điểm sáng trong phát triển KT-XH của cả nước; cải cách hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh liên tục được cải thiện.
Với quan điểm “Giao thông đi trước một bước”, tỉnh Quảng Ninh đổi mới phương thức huy động, khơi thông, kết nối nguồn lực bằng cách “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”; tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển gắn với cơ cấu lại đầu tư công hằng năm đều đạt trên 53% tổng chi ngân sách địa phương và kiên trì thực hiện có hiệu quả đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, trung bình cứ 1 đồng ngân sách bỏ ra huy động được 8 đồng – 9 đồng vốn ngoài ngân sách tham gia đầu tư vào Quảng Ninh. Nhờ đó, tỉnh Quảng Ninh đẩy nhanh đô thị hóa với sự định hình rõ nét chức năng đô thị biển và hình thái tổ chức không gian lãnh thổ “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá”.
Tỉnh Quảng Ninh tập trung tạo đột phá trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nằm trong nhóm đứng đầu cả nước nhiều năm liên tục về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI). Kết quả cụ thể: 6 năm liên tiếp (từ năm 2017-2022) đứng thứ I về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) dẫn đầu toàn quốc trong 5 năm (2017, 2018, 2019, 2020, 2022), đứng thứ 2 năm 2021; 4 năm liên tiếp (2019-2022) xếp thứ 1 trong bảng Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); Năm 2022, tỉnh Quảng Ninh trở lại đứng thứ nhất trên bảng xếp hạng PAPI toàn quốc, đây là lần thứ 2 Quảng Ninh đứng ở vị trí cao nhất trong 12 năm tham gia khảo sát PAPI. Từ đó, tạo chuyển biến căn bản, thúc đẩy có hiệu quả đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, thu hút được nguồn lực ngoài ngân sách lớn – nguồn động lực có tính đột phá mạnh mẽ cho đầu tư phát triển của Quảng Ninh những năm qua. Đồng thời, tỉnh tiếp tục thực hiện sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy, giảm bớt các tầng nấc trung gian, bảo đảm hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
Tuy nông nghiệp không là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở Quảng Ninh, song phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đã được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Từ năm 2013, Quảng Ninh tiên phong triển khai chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) với mục tiêu phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Chương trình OCOP của Quảng Ninh trở thành điển hình và được Chính phủ quyết định nhân rộng ra toàn quốc. Quảng Ninh đã trở thành một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xã Việt Dân (Đông Triều)  đạt nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên trong cả nước, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn.
Tỉnh Quảng Ninh cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng quy mô và nâng cao chất lượng dân số; gắn chặt với xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Hiện nay, Quảng Ninh đang phát huy cao độ sự chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tinh thần “Kỷ luật và đồng tâm”, để thực hiện mục tiêu đã đề ra: đến năm 2025, trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực phía Bắc, giữ đà tăng trưởng hằng năm trên 10%, GRDP bình quân đầu người tới năm 2025 đạt trên 10.000 USD. Trong tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng, phát triển Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; GRDP bình quân đầu người đạt trên 15.000 USD (theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025).
(Tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, tập I, II, III, IV.
2. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (từ Đại hội lần thứ I – XV).
3. Sách “Địa danh Quảng Ninh xưa và nay”
4. Bộ sách “Dư địa chí Quảng Ninh tập 1,2,3”
5. Cuốn sách “Quảng Ninh  – 30 năm đổi mới cùng đất nước (1986-2016)”
6. Cuốn Kỷ yếu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
7. Lịch sử Đảng bộ huyện, thị, thành phố
8. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy – Đảng bộ Than Quảng Ninh biên soạn, sách “Kỷ luật và Đồng tâm – Truyền thống công nhân mỏ Quảng Ninh”, xb năm 2021.
9.  Các Websize:
https://www.quangninh.gov.vn/;
https://thuviendientu.baoquangninh.vn/;